Chia nhà đất khi ly hôn VBQPPL:

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 123 - 124)

C. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ

5. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ LY HÔN

5.4.3. Chia nhà đất khi ly hôn VBQPPL:

VBQPPL:

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 27, Điều 32) - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 (Mục 3)

- Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ (Điều 3)

- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Phần III)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Các quy định khái niệm về tài sản riêng được quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 1986, Điều 32 Luật HNGĐ 2000, bao gồm:

- Những điểm giống nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là: + Tài sản có trước kết hôn.

+ Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng.

- Những điểm khác nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là:

+ Tài sản chia trong thời kỳ hôn nhân, theo Luật HNGĐ 1986 phải do Tòa án (Điều 18 và 42) còn theo Luật HNGĐ 2000 thì không nhất thiết phải do Tòa án phân chia (Điều 29).

• Nhà cấp cho người có công với cách mạng (Tiểu mục 1.1, mục 1 phần III NQ số 02/2004) được xác định là tài sản riêng của người được cấp.

• Việc đứng tên đăng ký đối với tài sản riêng:

- Quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả tên của vợ và chồng (Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ)

- Khi có tranh chấp, không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng (Khoản 3

Điều 27 Luật HNGĐ; Mục 3 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP; Điều 3 NĐ 70/2001/NĐ-

CP).

5.4.3. Chia nhà đất khi ly hôn VBQPPL: VBQPPL:

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ( các điều 87, 98, 99) - Nghị định 70/2001/NĐ-CP (Các điều 24, 25,28, 29, 30)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

• Quyền được chia hiện vật về nhà ở (nhà có thể chia được thì phải chia) Điều 98 Luật HNGĐ.

• Quyền sử dụng đất của vợ chồng nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất (kể cả đất nông nghiệp trồng cây lâu hàng năm) thì vẫn phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng (Khoản 2 Điều 87 Luật HNGĐ 2000).

• Trường hợp bên có nhu cầu và điều kiện sử dụng đất (đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm) nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất bên đó được hưởng thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ 3 (Điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 70/2001/ NĐ-CP).

• Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).

• Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà (khoản 1 Điều 28 NĐ 70/2001/NĐ-CP).

- 124 - http://www.sotaythamphan.gov.vn

• Giải quyết về diện tích xây dựng thêm trong trường hợp thuê nhà của tư nhân (Khoản 4 Điều 29 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).

• Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HNGĐ; Điều 30 NĐ 70/2001/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu Sổ tay thẩm phán (Trang 123 - 124)