Các giải pháp quản lý tổng hợp và xử lý CTR được thực hiện sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác quản lý và xử lý CTR của Hưng Yên, cụ thể:
a) Hiệu quả lâu dài
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.
b) Hiệu quả trong thời gian trước mắt:
- Giảm thiểu khối lượng rác phát sinh.
- Cải thiện hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển CTR. - Xử lý triệt để CTR nguy hại.
- Xây dựng các khu xử lý hợp vệ sinh. - Tăng cường tái chế, tái sử dụng CTR...
- Về mặt xã hội, sẽ nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường và khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác quản lý CTR.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu xây dựng luận văn “Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp chất thải rắn nông thôn ở tỉnh Hưng Yên”, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1- Thống kê được tổng số lượng, loại, thành phần CTR nông thôn năm 2011 và dự báo đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đã có quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025; công tác thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng, chế biến CTR thành phân,... đã được quan tâm; hầu hết các thôn, xã đã thành lập được tổ tự quản thu gom CTR sinh hoạt và được hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom, xây dựng các điểm tập kết CTRSH. Tuy nhiên: Nhận thức của cộng đồng nhất là ở nông thôn còn nhiều hạn chế nhất là trong việc nhận diện, phân loại, sự ảnh hưởng của CTR tới môi trường sống; còn 04 huyện và 145 xã/phường/thị trấn chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường . Tỉ lệ thu gom CTR nông thôn còn thấp chỉ đạt khoảng 55%. Lượng CTR không được thu gom, đổ, đốt thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân nông thôn hiện nay. Toàn tỉnh mới có 01 đơn vị thu gom công lập và 01 đơn vị là công ty cổ phần, còn lại là các tổ thu gom tự quản. Mới có 02/4 khu xử lý chất thải tập trung quy mô tỉnh (10ha/khu) đi vào hoạt động, trong đó chỉ có 01khu tiếp nhận xử lý CTRNT cho toàn tỉnh, khu còn lại chỉ tiếp nhận xử lý CTR cho riêng Thành phố Hưng Yên. Công nghệ chủ yếu vẫn là chôn lấp. Tại các thôn, xã CTRNT được xử lý bằng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh. Phân loại CTRSH tại hộ gia đình và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón quy mô hộ gia đình mới nhân rộng được 820 hộ. Tỉ lệ CTR hữu cơ cao là tiềm năng chế biến phân hữu cơ, tuy nhiên chưa được tận dụng triệt để. Tái chế, tái sử dụng chất thải khá phổ biến nhưng tự phát; CTR nguy hại làng nghề, nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn chưa được phân loại, quản lý theo quy định tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2- Xuất phát từ hiện trạng và những tồn tại nêu trên, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý CTRNT như sau:
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống và phương pháp kỹ thuật phân loại và xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với điều kiện của các địa phương trong tỉnh. Đồng thời nhân rộng mô hình phân loại CTRSH, xử lý CTR hữu cơ thành phân bón quy mô hộ gia đình trên toàn tỉnh tạo nguồn phân bón sạch, giảm lượng CTR đáng kể phải vận chuyển, xử lý, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tái chế, tái sử dụng, biến CTR thành nguồn nguyên, nhiên liệu.
- Đề xuất sớm kêu gọi đầu tư xây dựng 02 khu xử lý tập trung đã quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch các Trạm trung chuyển CTR thành các điểm tập kết CTR vừa phù hợp với điều kiện của tỉnh, giảm chi phí xây dựng vận hành các Trạm trung chuyển.
- Không xây dựng các BCL quy mô thôn, xã mà chuyển sang hỗ trợ xây dựng các điểm tập kết CTR. Đối với một số xã vùng sâu vùng xa của tỉnh khó khăn về giao thông có thể hỗ trợ đầu tư xâu dựng BCL hợp vệ sinh quy mô cụm xã (2 – 3 xã/BCL) hoặc xây dựng lò đốt CTR sinh hoạt quy mô cụm xã (2- 3 xã).
II. Kiến nghị
Trên cơ sở đánh giá tổng thể về hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và dự báo phát sinh CTR nông thôn đến năm 2025. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn trên địa bàn tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh Hưng Yên như đề xuất trong luận văn này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011- Chất
thải rắn, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Tài liệu hội nghị bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.
4. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2014), Niêm giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2011 - 2013.
5. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2005), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 6. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Hà Nội, 2007.
7. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Hà Nội, 2007.
8. Nguyễn Song Tùng (2007), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
trong quản lý chất thải rắn ở huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sỹ
khoa học, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.
9. Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội, 2009.
10. Trần Yêm (2004), “Chất thải rắn nông thôn - hiện trạng và các biện pháp quản
lý”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về TN&MT 2003 – 2004.
11. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD, ngày 18/01/2001, Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Hà Nội, 2001.
12. Tỉnh uỷ Hưng Yên (2011), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 10/5/2011 của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII Về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến 2030.
13. Vũ Thị Thanh Hương (2006), Dự án tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom,
xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã. Cục BVMT, 2006.
14. UBND tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, Hưng Yên, 2013.
15. UBND tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
phát triển nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên gđ 2010–2015, định hướng đến năm 2020, Hưng Yên, 2010.
16. UBND tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề, xây dựng mô hình thu gom rác thải nông thôn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên, 2013.
17. UBND tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp, Quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015), Hưng Yên,
2011.
18. UBND tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hưng Yên,
2006.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010, Về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
Tiếng Anh
20. C. Visvanathan anh J. Tranker, Environmental Engineering & Management, School of Environment, Resources and Development, Asian Institute of Technology, P.O. Box 4, Klong Luang, Pathumthani 12120, Thailand, A Comparative Analysis Municipal Solid Waste Management in Asia.
21. George Tchobanoglous (1993), Integrated solid waste management,
Engineering principles and management issues, McGraw – Hill, New York.
22. Report of EPA (2000), Environmental guidelines: Solid waste landfills. 23. United Nation Environment Programme,(2005), Solid Waste management. 24. IGES, (2005), Waste Management and Recycling in Asia.
Phụ lục 1
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRNT TỈNH HƯNG YÊN 1. Tác hại của việc quản lý CTR không hợp vệ sinh
Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, kênh, mương, khu đất trống cạnh chợ,....
Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sinh hoạt của con người, sinh vật và chất lượng môi trường.
1.1. Tác hại của việc đốt rác thải không có sự phân loại
- Thói quen của người dân nông thôn là đổ đống và đốt rác thải ngay tại gia đình, đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon… Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furan,...
- Đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp,...
Trong trường hợp bất khả kháng, phải đốt rác thải thủ công thì cần phân loại tách riêng các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon,…
1.2.Tác hại của việc đổ rác thải bừa bãi
- Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao, hồ, kênh, mương đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người,...chẳng hạn như:
+ Khí thải sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe con người.
+ Nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này.
+ Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Cách thức truyền thông
- Dán các pano, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập trung
dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý rác thải, tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm; biển báo cấm đổ, đốt rác thải.
- Tổ chức diễu hành tuyên truyền về quản lý rác thải trong các thôn, tổ.
- Phổ biến các qui định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát thanh đến từng thôn, tổ.
- Phát tờ rơi đến các hộ gia đình.
- Tổ chức hội nghị, hội thao, hội thi, tập huấn,…
Công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Công tác tập huấn
- Tập huấn, hướng dẫn dân cư và trưởng thôn/khu phố về kỹ thuật phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost tại hộ gia đình.
- Tập huấn, hướng dẫn các nhân viên thu gom về kỹ thuật phân loại rác thải, thu gom, vận chuyển.
* Ngƣời thực hiện
Đại diện UBND xã, trưởng thôn, mặt trận Tổ Quốc, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ thực hiện tuyên truyền vận động.
2. Phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt
2.1. Phân loại rác tại nguồn
2.1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (cơm, canh, rau, thịt, cá,..) vỏ trái cây, chất thải sau giết mổ gia súc, gia cầm sử dụng trong gia đình,....
- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại, các loại nhựa, chai lọ thuỷ tinh.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Bảng hƣớng dẫn phân loại rác tại nguồn
2.1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính tổ chức, hộ gia đình từ việc tận dụng phế liệu tái chế và tạo phân hữu cơ sạch cải tạo đất, tạo sản phẩm nông sản an toàn; góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
2.2. Phương pháp thu gom rác
- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).
- Thu gom rác thải khó phân hủy, bao gồm:
+ Rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng đựng trong thùng, bao tải xác rắn để bán lại trực tiếp cho cơ sở tái chế hoặc thông qua người thu gom đồng nát.
+ Rác không tái chế: Rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình để các tổ đội vệ sinh môi trường của thôn, xã thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đến khu xử lý chất thải tập trung hoặc đưa đến BCL hợp vệ sinh của thôn, xã theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon, vỏ thùng sơn,....
Thùng xanh để chứa rác hữu cơ, Thùng da cam để chứa rác vô cơ