Mục tiêu tổng quát:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 37)

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển chăn nuôi tập trung là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp. Quy hoạch các vùng phát triển cây, con chính trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp của tỉnh.

+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của tỉnh, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân.

+ Đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng để đạt được mục tiêu đảm bảo ổn định sản lượng lương thực cho nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi; Bên cạnh đó xây dựng một số vùng tập trung sản xuất cây trồng chất lượng và hiệu quả cao như lúa, rau an toàn, cây ăn quả,…Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung theo trang trại, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 55% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020, phát triển mạnh chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

+ Về chăn nuôi: các huyện, thành phố quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung, các xã có khu chăn nuôi tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới. Mỗi xã, thị trấn quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có diện tích từ 5 – 10ha.

+ Về thuỷ sản: đến năm 2020 nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 5.000 ha.

3.3. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh, khối lƣợng, thành phần CTR NT tỉnh Hƣng Yên, dự báo xu hƣớng phát sinh CTR NT tới 2025.

3.3.1. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH

Cùng với quá trình phát triển KT-XH, mức sống cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó, lượng CTR cũng ngày càng gia tăng với tốc độ lớn và đa dạng. CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, từ trường học, chợ, cơ quan chính quyền địa phương,...

Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tại một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh và báo cáo của các huyện cho thấy lượng CTR sinh hoạt nông thôn bình quân trên đầu người dao động trong khoảng 0,35 - 0,5 kg/người/ngày, tỷ lệ này phát sinh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh. Kết quả khảo sát và tính toán cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 400,87 tấn/ngày (trong khi đó CTR sinh hoạt ở khu vực đô thị là vào khoảng 111,46 tấn/ngày), chi tiết ở bảng dưới đây [14].

Bảng 3.1: Khối lƣợng CTRSHNT phát sinh tại các huyện/thành phố

Đơn vị: tấn/ngày

Huyện, thành phố Khối lƣợng CTRSH phát sinh

1 TP. Hưng Yên (các xã ngoại thành) 19,25

2 H.Văn Lâm 38,59

3 H.Văn Giang 50,00

4 H. Yên Mỹ 58,26

6 H. Ân Thi 43,20 7 H. Khoái Châu 46,94 8 H. Kim Động 46,12 9 H. Phù Cừ 28,75 10 H. Tiên Lữ 37,35 Tổng 400,87

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hiện trạng quản lý CTR của các huyện, Sở TNMT, Urenco11 và kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn.

Thành phần CTR sinh hoạt nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, vỏ rau củ quả, chất thải từ giết mổ gia cầm, thuỷ sản, thức ăn thừa, ôi thiu, lá cây,… chiếm trên 70% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rữa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, còn lại là các chất thải khác như: plastic, bao nylon, kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, da, quần áo, chiếu chăn, đệm cũ rách và các tạp chất nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng.v.v)…

Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần CTRSHNT tỉnh Hƣng Yên (2013).

Đơn vị tính: %

TT Thành phần Tỷ lệ theo báo cáo của các huyện/thành phố

(năm 2013)

Tỷ lệ theo kết quả khảo sát tại 110 hộ gia đình nông thôn ở 10 huyện/TP trong tỉnh của

tác giả (năm 2014)

1 Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn..)

73,52 72,3

2 Giấy, bìa catton 2,29

27,7

3 Nilon, nhựa 10,75

4 Kim loại, vỏ đồ hộp 0,09

5 Cao su, da 0 2

6 Giẻ, sợi, gỗ 0,83

7 Thủy tinh, chai lọ 2

8 Đá, sỏi, sành sứ, gạch

6,23 9 Pin, acquy, thuốc (y

tế, bảo vệ thực vật)

1

10 Khác 3,29

3.3.2. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRNN

Kết quả khảo sát tại khu vực nông thôn trong tỉnh cho thấy thành phần CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu là rơm rạ, trấu, thân cây, lõi ngô, cành lá cây phát sinh từ cắt tỉa .v.v, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.v.v từ hoạt động trồng trọt và phân gia súc, gia cầm, bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y từ hoạt động chăn nuôi của các hộ dân.

Hình 3.1 : Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp

Kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh năm 2011 khoảng 4.488 tấn/ngày. Trong đó, CTR trồng trọt khoảng 2.575 tấn/ngày và CTR chăn nuôi khoảng 1.643 tấn/ngày, bao bì đựng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoảng 1,1 tấn/ngày (chi tiết bảng dưới đây)

Hoạt động trồng trọt (thực vật chết, lá cành, cỏ…)

Phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân

ngô…)

Bảo vệ thực vật, động vật (chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng .v.v)

Quá trình bón phân, kích thích tăng trƣởng (bao bì đựng phân

bón, phân đạm ..v.v)

Thú y (chai lọ đựngthuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ)

CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP

Chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm, động vật chết…) & giết mổ động

Bảng 3.3: Hiện trạng CTR nông nghiệp tỉnh Hƣng Yên [14].

Đơn vị: Tấn/ngày

TT Đơn vị hành chính

Sản xuất nông nghiệp

Chăn nuôi Tổng cộng Sản phẩm thải bỏ từ cây trồng Bao bì phân bón Bao bì thuốc BVTV 1 T.P Hưng Yên 75,3 0,027 0,007 72,1 147,4

2 Huyện Văn Lâm 189,6 0,068 0.015 105,8 295,5

3 Huyện Văn Giang

116,8 0,043 0,010 160,3 277,2

Chỉ phát sinh của Lúa và Hoa màu 5,0 Các loại gia súc chính 124 129 4 Huyện Yên Mỹ 249,8 0,091 0,020 254,4 504,3 5 Huyện Mỹ Hào 219,9 0,078 0,016 108,5 328,5

6 Huyện Ân Thi

448,5 0,161 0,035 154,6 603,3

Chỉ phát sinh của Lúa và Hoa màu 4,0 Các loại gia cầm, gia súc chính 120 124 7 Huyện Khoái Châu 328,3 0,118 0,027 242,9 571,3 8 Huyện Kim Động 347,6 0,119 0,025 175,7 523,4 9 Huyện Phù Cừ 304,5 0,108 0,024 122,8 427,4 Chỉ phát sinh của Lúa và Hoa

màu 2,0 Các loại gia cầm, gia súc chính 15 17 10 Huyện Tiên Lữ 294,1 0,104 0,023 245,3 539,5 Tổng cộng 2.575 0,9 0,2 1.643 4.488

Nguồn: - Tổng hợp số liệu điều tra khảosát của Trung tâm NC&QH Môi trường ĐT – NT - Báo cáo của các huyện Văn Giang, Phù Cừ và Ân Thi, năm 2012

CTR nông nghiệp gồm hai thành phần chính là hữu cơ và các chất thải rắn khó phân hủy, độc hại.

+ Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: Chất thải từ chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm, hoạt động giết mổ gia súc gia cầm), các phế phụ phẩm trồng trọt (sinh khối thải loại của cây trồng,...)

+ Các chất thải khó phân hủy và độc hại:

* Bao bì đóng gói, chai lọ đựng hoá chất BVTV, thuốc trừ sâu... chiếm khoảng 0,05% tổng lượng CTR.

* Các bệnh phẩm, động vật nhiễm bệnh dịch: là các nguồn thải bất thường, chỉ có khi có dịch bệnh trong gia súc, gia cầm.

3.3.3. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRLN

Hiện toàn tỉnh có 66 làng nghề, trong đó 02 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đã dừng hoạt động. Các làng nghề sản xuất các loại sản phẩm khác nhau theo các nhóm chủ yếu sau:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, gốm sứ, trạm bạc…): 22 làng

- Chế biến, bảo quản nông, lâm sản: 20 làng

- Sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng: 06 làng

- Dệt, may: 03 làng

- Nội thất gỗ: 09 làng

- Tái chế các chất thải: 03 làng

- Khác: 03 làng

Bên cạnh việc các làng nghề đã tạo việc làm cho lao động địa phương, nhất là người nông dân trong thời gian nông nhàn, góp phần ổn định dân cư và tăng thu nhập cho hộ gia đình. CTR Làng nghề đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân nhất là dân cư trong làng nghề.

Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần.

Khối lượng CTR làng nghề

Trên cơ sở báo cáo của Sở NN&PTNT về số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề năm 2011 trên địa bàn toàn tỉnh, các kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên của Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, ước tính khối lượng CTR làng nghề phát sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên trung bình khoảng 320 tấn/ngày (chi tiết tại bảng 3.3).

Bảng 3.4: Khối lƣợng CTR làng nghề tỉnh Hƣng Yên

Đơn vị: Tấn/ngày

TT T.p/Huyện Nông sản thực phẩm

Dệt

may Tái chế Vật liệu xây dựng Nghề khác Tổng cộng 1 TP. Hưng Yên 5,6 0 0 0 8,6 14 2 H.Văn Lâm 11,1 0,8 9,0 0 21,6 43 3 H.Văn Giang 0 0 0 7,4 8,6 16 4 H.Yên Mỹ 11,1 0,8 0 0 8,6 21 5 H.Mỹ Hào 16,7 0 4,5 0 13,0 34 6 H.Ân Thi 0 0 0 7,4 8.6 16 7 H.Khoái Châu 5,6 0 0 0 21,6 27 8 H.Kim Động 11,1 0 0 14,8 13,0 39 9 H.Phù Cừ 0 0 0 14,8 17,3 32 10 H.Tiên Lữ 44,5 0,8 0 7,4 25,9 79 Tổng 105,7 2,4 13,5 51,8 146,8 320

Nguồn: - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên

- Tổng hợp, phân tích số liệu của các nghiên cứu về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm NC&QH Môi trường ĐT – NT

Thành phần CTR làng nghề

CTR làng nghề gồm nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh mang đặc tính của loại hình sản xuất. Các nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm:

- Nhóm các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: xơ sợi, tinh bột, vỏ củ... - Nhóm các làng nghề tái chế: bao bì, nilon, nhãn mác, nhựa tạp, xỉ than, phoi sắt thép, chì...

- Làng nghề gỗ mỹ nghệ: gỗ vụn, mùn cưa, giẻ lau, vỏ chai lọ đựng dung môi - Làng nghề dệt may: vải vụn, chỉ rối,

- Làng nghề vật liệu xây dựng: xỉ than, gạch.

- Các làng nghề khác: chế biến lông gà, vịt, làm hương, làm vàng mã, gốm sứ... Trung bình trong một ngày làng nghề toàn tỉnh phát sinh khoảng 304 tấn CTR thông thường và 16 tấn CTR nguy hại (chiếm khoảng 5%). Hiện trạng hầu như CTR các làng nghề chưa phân loại được tại nguồn về thành phần nguy hại và thông thường.

Thành phần CTR nguy hại tuy phát sinh khối lượng không nhiều nhưng dễ phát tán ra môi trường, vì vậy cần phân loại tại nguồn để có biện pháp xử lý thành phần CTR nguy hại là hết sức cần thiết.

3.3.4. Dự báo CTR nông thôn phát sinh đến năm 2025

3.3.4.1. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt

Theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên, tới năm 2020, một số khu vực trong tỉnh sẽ phát triển trở thành đô thị loại IV: thành lập thị xã Văn Giang, thị xã Mỹ Hào. Vì vậy tới năm 2020, dân số nông thôn sẽ giảm dẫn tới khối lượng CTR nông thôn sẽ giảm. Sau năm 2020 đến 2025 dân số nông thôn tăng lên theo tăng tự nhiên và kéo theo đó là xu hướng gia tăng CTR nông thôn so với năm 2020.

Trên cơ sở các chỉ tiêu phát sinh CTR và định hướng phát triển nông thôn, dự báo tới năm 2025, tổng lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 338,6 tấn/ngày. Dự báo chi tiết tại bảng dưới đây.

Bảng 3.5: Khối lƣợng CTRSHNT phát sinh qua từng giai đoạn Huyện/Thành phố CTR phát sinh (tấn/ngày) CTR thu gom (tấn/ngày)

Năm 2017 Năm 2025 Năm 2017 Năm 2025

TP Hưng Yên 10,42 0,00 5,73 0,00 H. Văn Lâm 41,33 42,53 25,80 34,03 H. Văn Giang 24,23 0,00 13,33 0,00 H. Yên Mỹ 62,37 64,16 38,93 51,33 H. Mỹ Hào 17,54 0,00 9,65 0,00 H. Ân Thi 44,72 46,04 27,91 36,83 H. Khoái Châu 68,06 63,14 41,99 50,51 H. Kim Động 48,15 49,58 30,06 39,67 H. Phù Cừ 30,89 31,89 19,29 25,51 H. Tiên Lữ 40,02 41,20 24,98 32,96 Tổng cộng 387,7 338,6 237,7 270,8

3.3.4.2. Dự báo chất thải rắn nông nghiệp

Định hướng đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên là 49.762 ha. Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước là 35.000 ha. Đất trồng cây lâu năm

là 4.426 ha và đất nuôi trồng thủy sản là 4.800 ha. Mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp trong ngắn hạn từ nay đến năm 2015 dự kiến là 4% và giai đoạn từ năm 2016 - 2020 là 3,5%.

Trên cơ sở diện tích các loại cây trồng chủ đạo (bảng 3.5), quy mô các đàn gia súc, dự báo đến năm 2025 lượng CTR nông nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh là 1.123.200 tấn/vụ (Kết quả dự báo chi tiết tại bảng 3.6)

Kết quả dự báo cho thấy khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh có xu hướng tăng nhưng chủ yếu tăng của CTR chăn nuôi, còn đối với CTR phát từ sản xuất nông nghiệp khá ổn định.

Bảng 3.6: Diện tích các loại cây trồng đến năm 2020

TT Đơn vị hành chính Diện tích các loại cây trồng năm 2015 (ha) Diện tích các loại cây trồng năm 2020 (ha) Lúa Ngô Đậu

đỗ+ đậu tƣơng Rau, hoa Cây CN dài ngày, cây ăn

quả

Lúa Ngô Đậu

đỗ+đậu tƣơng Rau an toàn + lạc + hoa Cây CN dài ngày, cây ăn

quả

1 TP. Hưng Yên 1200 600 120 675 730 500 600 120 500 720

2 Huyện Văn Lâm 6000 70 1.230 120 4.250 70 1.000 110

3 Huyện Văn Giang 1950 200 250 2.000 1.030 1.000 100 250 1.300 970

4 Huyện Yên Mỹ 8000 150 390 1.400 630 7.600 100 400 1.300 580

5 Huyện Mỹ Hào 6588 40 700 120 5.100 0 60 800 100

6 Huyện Ân Thi 16000 150 160 1.900 980 15.900 150 200 2.000 940

7 Huyện Khoái Châu 7600 2650 2.220 2.670 1.570 7.300 3.000 4.750 2.100 1.460

8 Huyện Kim Động 9600 2650 950 1.760 830 9.400 3.000 2.450 2.000 770

9 Huyện Phù Cừ 10200 600 660 2.500 760 10.050 750 1.750 2.500 743

10 Huyện Tiên Lữ 9100 1000 640 2.500 660 8.900 800 750 2.500 650

Tổng 76238 8000 5.500 17335 7.430 70.000 8.500 10.800 16.000 7.043

Bảng 3.7: Dự báo khối lƣợng CTR nông nghiệp phát sinh đến năm 2025 [14]. Đơn vị: Tấn/vụ TT Huyện/T.P Năm 2017 Năm 2025 Bao bì, thuốc BVTV Phụ phẩm nông nghiệp Tổng lƣợng CTR nông nghiệp Bao bì, thuốc BVTV Phụ phẩm nông nghiệp Tổng lƣợng CTR nông nghiệp 1 T.P Hưng Yên 1,35 10.350 31.500 0,90 6.660 40.140 2 H.Văn Lâm 2,97 29.700 55.080 2,16 21.240 56.340 3 H. Văn Giang 2,07 15.480 57.600 1,44 9.000 68.760 4 H. Yên Mỹ 4,77 45.900 109.080 4,32 43.920 134.280 5 H. Mỹ Hào 3,15 31.860 57.240 2,34 23.940 59.940 6 H. Ân Thi 8,82 87.660 125.640 8,82 91.260 147.240 7 H. Khoái Châu 8,19 75.240 138.420 9,54 93.420 187.740 8 H. Kim Động 7,65 76.320 122.760 9,00 92.160 158.580 9 H. Phù Cừ 7,02 67.860 97.380 8,10 80.460 123.840 10 H. Tiên Lữ 6,39 61.560 124.740 6,48 64.980 157.320 Tổng 52,38 502.020 923.220 52,40 508.500 1.123.200

Khối lượng CTR nguy hại phát sinh trong nông nghiệp khoảng 52,40 tấn/vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)