Qua nghiên cứu các mô hình phân loại rác thải sinh hoạt nông thôn tại nguồn (từ hộ gia đình) kết hợp xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón đã được phát động xây dựng mô hình ở Hưng Yên từ năm 2011, đến nay mô hình này đang được duy trì và triển khai nhân rộng trong tỉnh. Một số địa phương đã làm tốt công tác phân loại rác, xử lý rác hữu cơ thành phân bón như tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường; thôn Động Xá, thị trấn Lương Bằng của huyện Kim Động; và các xã: Trung Nghĩa, Hồng Nam, Quảng Châu của thành phố Hưng Yên; xã Quang Hưng của huyện Phù Cừ,…
Đề xuất phương thức phân loại CTR tại nguồn
Để giảm bớt khối lượng CTR phải chôn lấp nhằm kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ, đảm bảo xử lý CTR được triệt để, CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn thành bốn loại:
- Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây hỏng, thức ăn thừa, các chất thải từ giết mổ gia súc, gia cầm…,được đưa vào thùng hoặc hố xử lý rác hữu cơ thành phân tại hộ gia đình hoặc đựng bằng thùng rác riêng dung tích khoảng 20lit. Các chất thải loại này sẽ được chuyển tới các điểm tập kết có sẵn bể ủ phân hữu cơ:
- Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh... sử dụng túi nilon màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế.
- Chất thải nguy hại: Bóng đèn điện các loại, pin, ắc quy thải, đèn tích điện, quạt tích điện thải; điện thoại hỏng; nhiệt kế hỏng, thiết bị điện tử (điều khiển tivi, đầu kỹ thuật số,…); xi lanh, kim tiêm thải.
- Chất thải khác: không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ, túi nilon,…. Để lưu giữ loại chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nilon phế thải hoặc các đồ chứa khác sẵn có trong dân. Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh hoặc sử dụng công nghệ đốt.
Hình 3.10: Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn
Để thực hiện tối đa lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng thì việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn được thực hiện theo 2 cấp:
- Cấp 1 (Phân loại sơ cấp): Phân loại tại nguồn thải, áp dụng với tất cả các đối tượng chủ nguồn thải phải thực hiện phân loại CTR tại nguồn và khuyến khích áp dụng tại khu vực công cộng.
- Cấp 2 (Phân loại thứ cấp): Phân loại các thành phần riêng biệt cho mục đích tái chế chất thải đối với các thành phần còn lại ngoài rác thải hữu cơ sau khi đã qua phân loại cấp 1 tại trạm phân loại phế liệu tập trung.
Nguồn rác thải sinh hoạt
Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn
Các thành phần còn lại
Điểm tập kết CTR
Điểm phân loại tại điểm xử lý Các thành phần còn lại Các phế liệu có khả năng tái chế Bãi rác chôn lấp
hợp vệ sinh/lò đốt Cơ sở tái chế Rác hữu cơ có khả năng
phân huỷ
Cơ sở chế biến phân hữu cơ
Phân hữu
cơ Chất thải
Các phế liệu có khả năng tái chế
Đồng thời tiến hành áp dụng 2 hệ thống thu gom tách biệt: một hệ thống chuyên thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ thống chuyên thu gom các thành phần còn lại. Với tần suất thu gom khoảng 2 – 3lần/tuần đối với khu vực nông thôn.
Riêng CTR nguy hại gia đình sẽ được thu gom lưu giữ khu vực xa nơi ở, bếp, giếng nước, bể nước sinh hoạt tối thiểu 3m, được thu gom 1 lần/năm. Thùng chứa phải có nắp đậy, dung tích khoảng từ 20 – 30 lít, kín đảm bảo không rò rỉ, phát tán chất thải ra ngoài.
Lộ trình thực hiện phân loại tại nguồn cho khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên