a) Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý CTR
- Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR phải căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất CTR của từng địa phương.
- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tái chế, thu hồi chất thải tạo ra nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ hạn chế chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất xây dựng.
- Việc lựa chọn công nghệ phải đảm bảo hạn chế và xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
- Lựa chọn các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cấp giấy phép hoạt động.
b) Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR
Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR bao gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau: (1) Nhóm tiêu chí 1: Phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương:
+ Thành phần, đặc tính và khối lượng CTR của địa phương.
+ Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn. + Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý.
+ Nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR. + Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và vận hành, duy tu sửa chữa). Cần phân tích, xem xét kỹ trong mối quan hệ với những yếu tố khác và đặc biệt là phải so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ, đất đai, chi phí thi công, thiết bị, vận hành.
+ Trình độ KHKT và năng lực cán bộ, nhân công + Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường.
(2) Nhóm tiêu chí 2: Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường).
(3) Nhóm tiêu chí 3: Tiêu chí kinh tế: ý nghĩa thiết thực của công nghệ xử lý được lựa chọn có phù hợp với điều kiện của địa phương, bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng
+ Hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý.
(4) Nhóm tiêu chí 4: Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm: + Số lượng việc làm được tạo ra
+ Mức tiêu thụ năng lượng điện, nước + Thời gian xây dựng và hoạt động
+ Công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình + Nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất
Lựa chọn công nghệ xử lý CTR:
Trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí trên, tiến hành đánh giá, sàng lọc các công nghệ xử lý CTR: sinh hoạt, nông thôn, nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp, xây dựng và y tế. Các nội dung được đánh giá sàng lọc được trình bày trong các bảng dưới đây.
- Phƣơng án thiết kế khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô thôn/xã diện tích 1000 – 3000m2/BCL trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Mô hình xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn là mô hình nửa nổi, nửa chìm.
Khu chôn lấp: thiết kế gần đường giao thông nội bộ, nằm tại trung tâm bãi,
gần khu xử lý nước thải. Thuận tiện trong quá trình vận hành, liên hệ trực tiếp với khu xử lý nước thải.
Gia cố đáy, và thành ô chôn lấp bằng màng chống thấm HDPE dày 1 mm sau khi đã đầm nén đáy và thành ô chôn lấp đạt hệ số thấm từ 7 đến 10 cm/s.
Đào đất trong các ô, dùng để đắp bao phía ngoai, dự trữ làm vật liệu phủ bề mặt và đắp đê ngăn các ô.
Đường giao thong, đê chắn rác, bờ ngăn giữa các ô phải cao hơn đáy ô 3,5m; độ dốc mái taluy 1:0,75, đầm nén phải phẳng bề mặt, cứng nhưng vẫn phải đảm bảo hệ số thấm.
Đáy ô chôn lấp phải đảm bảo độ dốc để có thể thu gom nước rỉ rác, trung bình độ dốc khoảng 1%, khu gần ống thu gom nước rỉ rác là 3%.
Hệ thống thu gom nước rỉ rác:
chính chạy dọc theo độ dốc ô chôn lấp về hố thu, các tuyến nhánh dẫn nước về tuyến chính, các ống nhánh 150 mm, có lỗ khoan 10 -20 mm, khoảng cách giữa các lỗ từ 10 đến 20 mm, ông chính 300 mm, đặt ở độ nghiêng 1%; đảm bảo tốc độ dòng chảy trong ống đạt 0,5 – 1m/h, đảm bảo không bị tắc.
Hệ thống thoát khí:
Phần ống ghép nối phía dưới lớp đất phủ có thể làm bằng ống nhựa, phần nhô lên cao phải làm bằng ống có độ bền cao, chịu được va đập, có sức bền cơ học và hóa học cao, có thể sử dụng ống mạ kẽm.
Chiều cao ống thoát khí đảm bảo cao hơn lớp phủ trên cùng tối thiểu là 2m. Hệ thống thu khí rác nên dùng ống nhựa HDPE 150 mm, đục lỗ cách đều, đảm bảo mật độ lỗ rỗng 15-20% diện tích mặt ống.
Khu xử lý nước thải: Bố trí tận cuối bãi chôn lấp, nằm cuối hướng thoát nước
tổng thể toàn khu, liên hệ trực tiếp với các ô chôn lấp
Khu phụ trợ: Nhà điều hành, nhà kho, hệ thống điện nước, bãi rửa xe… nằm
trong khu xử lý, có hang rào xung quanh bảo vệ và trồng cây xanh cách ly.
Đối với CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề thì công nghệ xử lý chủ yếu là đốt đối với CTR nguy hại, tái chế đối với các CTR có khả năng tái chế và chôn lấp đối với CTR khác và tro sau đốt. Còn đối với CTR sinh hoạt được xử lý tại các KXL tập trung hoặc BCL hợp vệ sinh.