Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRLN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 42 - 44)

Hiện toàn tỉnh có 66 làng nghề, trong đó 02 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đã dừng hoạt động. Các làng nghề sản xuất các loại sản phẩm khác nhau theo các nhóm chủ yếu sau:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, gốm sứ, trạm bạc…): 22 làng

- Chế biến, bảo quản nông, lâm sản: 20 làng

- Sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng: 06 làng

- Dệt, may: 03 làng

- Nội thất gỗ: 09 làng

- Tái chế các chất thải: 03 làng

- Khác: 03 làng

Bên cạnh việc các làng nghề đã tạo việc làm cho lao động địa phương, nhất là người nông dân trong thời gian nông nhàn, góp phần ổn định dân cư và tăng thu nhập cho hộ gia đình. CTR Làng nghề đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân nhất là dân cư trong làng nghề.

Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần.

Khối lượng CTR làng nghề

Trên cơ sở báo cáo của Sở NN&PTNT về số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề năm 2011 trên địa bàn toàn tỉnh, các kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên của Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, ước tính khối lượng CTR làng nghề phát sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên trung bình khoảng 320 tấn/ngày (chi tiết tại bảng 3.3).

Bảng 3.4: Khối lƣợng CTR làng nghề tỉnh Hƣng Yên

Đơn vị: Tấn/ngày

TT T.p/Huyện Nông sản thực phẩm

Dệt

may Tái chế Vật liệu xây dựng Nghề khác Tổng cộng 1 TP. Hưng Yên 5,6 0 0 0 8,6 14 2 H.Văn Lâm 11,1 0,8 9,0 0 21,6 43 3 H.Văn Giang 0 0 0 7,4 8,6 16 4 H.Yên Mỹ 11,1 0,8 0 0 8,6 21 5 H.Mỹ Hào 16,7 0 4,5 0 13,0 34 6 H.Ân Thi 0 0 0 7,4 8.6 16 7 H.Khoái Châu 5,6 0 0 0 21,6 27 8 H.Kim Động 11,1 0 0 14,8 13,0 39 9 H.Phù Cừ 0 0 0 14,8 17,3 32 10 H.Tiên Lữ 44,5 0,8 0 7,4 25,9 79 Tổng 105,7 2,4 13,5 51,8 146,8 320

Nguồn: - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên

- Tổng hợp, phân tích số liệu của các nghiên cứu về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm NC&QH Môi trường ĐT – NT

Thành phần CTR làng nghề

CTR làng nghề gồm nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh mang đặc tính của loại hình sản xuất. Các nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm:

- Nhóm các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: xơ sợi, tinh bột, vỏ củ... - Nhóm các làng nghề tái chế: bao bì, nilon, nhãn mác, nhựa tạp, xỉ than, phoi sắt thép, chì...

- Làng nghề gỗ mỹ nghệ: gỗ vụn, mùn cưa, giẻ lau, vỏ chai lọ đựng dung môi - Làng nghề dệt may: vải vụn, chỉ rối,

- Làng nghề vật liệu xây dựng: xỉ than, gạch.

- Các làng nghề khác: chế biến lông gà, vịt, làm hương, làm vàng mã, gốm sứ... Trung bình trong một ngày làng nghề toàn tỉnh phát sinh khoảng 304 tấn CTR thông thường và 16 tấn CTR nguy hại (chiếm khoảng 5%). Hiện trạng hầu như CTR các làng nghề chưa phân loại được tại nguồn về thành phần nguy hại và thông thường.

Thành phần CTR nguy hại tuy phát sinh khối lượng không nhiều nhưng dễ phát tán ra môi trường, vì vậy cần phân loại tại nguồn để có biện pháp xử lý thành phần CTR nguy hại là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 42 - 44)