- Cơ sở đề xuất các giải pháp
Căn cứ các Mục tiêu cụ thể của “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng
Yên đến năm 2025”: Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại CTR
tại nguồn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực. Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR cho các đô thị,
khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn. Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý CTR cho các đô thị, KCN và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về CTR nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh. Trong đó chỉ ra các chỉ tiêu cụ thể: thu gom và xử lý CTR nông thôn đạt 80% đến năm 2017 và giai đoạn 2018 – 2025 đạt 90%; Thu gom và xử lý CTR làng nghề đạt 80% đến năm 2017 và giai đoạn 2018 – 2025 đạt 100%; Tỷ lệ chôn lấp CTR còn 60% đến năm 2017 và giai đoạn 2018 – 2025 chỉ còn 10%.
Quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của 145/145 xã của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng 2020.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trên cùng với thực trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nông thôn hiện nay và xu hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải có các giải pháp đồng bộ, phù hợp có lộ trình hợp lý để quản lý CTR nông thôn đạt hiệu quả về mặt môi trường, kinh tế, xã hội.