Quy hoạch mạng lưới các bãi chôn lấp, điểm tập kết CTR hợp vệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 90 - 94)

sinh, cơ sở xử lý CTR tập trung định hướng đến năm 2025

a) Cơ sở lựa chọn vị trí, quy mô các cơ sở xử lý CTR

- Vị trí khu xử lý phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành.

- Vị trí khu xử lý có quỹ đất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR cần thiết * Diện tích khu xử lý CTR bao gồm tổng diện tích bãi chôn lấp hợp vệ sinh, khu chôn lấp chất thải nguy hại, nhà máy chế biến phân vi sinh, lò đốt chất thải nguy hại (nếu có)…

* Trên cơ sở tỷ lệ khối lượng chất thải cần xử lý bằng các phương pháp khác nhau, tính toán quy mô diện tích bãi chôn lấp hợp vệ sinh, công suất nhà máy chế biến phân vi sinh…

- Vị trí khu xử lý đảm bảo tuân thủ các khoảng cách ly an toàn cũng như các điều kiện vệ sinh, an toàn theo hướng dẫn của các văn bản sau:

* Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.

* Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.

* TCXDVN 261:2001- Bãi chôn lấp CTR – Tiêu chuẩn thiết kế .

* TCXDVN 320:2004- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. * Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng, 4/2008.

b) Nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR

Trên cơ sở tổng lượng CTR phát sinh tại các huyện trong tỉnh qua các giai đoạn từ nay đến 2017, 2018 - 2025 và các công nghệ xử lý lựa chọn, dự báo nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR trong toàn tỉnh Hưng Yên tới năm 2025 khoảng 70ha. Chi tiết tại bảng dưới đây.

Bảng 3.17. Nhu cầu quỹ đất xử lý CTR tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025 [14]

Đơn vị: ha

TT Địa phƣơng Sinh hoạt đô thị, nông thôn Nông nghiệp Làng nghề Xây dựng Công nghiệp Tổng 1 Tp. Hưng Yên 9,26 0,011 0,32 0,92 0,20 10,72

2 Huyện Văn Lâm 1,97 0,023 0,93 0,09 1,92 4,93

3 Huyện Văn Giang 6,45 0,016 0,35 0,71 1,93 9,45

4 Huyện Yên Mỹ 2,65 0,043 0,45 0,04 3,80 6,98

5 Huyện Mỹ Hào 7,18 0,025 0,76 0,83 2,74 11,53

6 Huyện Ân Thi 2,10 0,083 0,35 0,05 2,40 4,98

7 Huyện Khoái Châu 3,54 0,082 0,59 0,34 3,15 7,70

8 Huyện Kim Động 3,30 0,078 0,86 0,04 0,56 4,84

9 Huyện Phù Cừ 1,52 0,071 0,71 0,03 1,71 4,03

10 Huyện Tiên Lữ 2,28 0,06 1,73 0,02 1,10 5,20

c) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở xử lý CTR

Để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR cho toàn tỉnh từ nay đến năm 2025, định hướng chia làm 2 giai đoạn quy hoạch

- Giai đoạn từ nay tới 2017: sử dụng mạng lưới các bãi thu gom, tập kết CTR quy hoạch cho các huyện trong giai đoạn dài hạn để chôn lấp tạm thời CTR phát sinh tại các huyện trong giai đoạn đầu (từ nay đến năm 2017), kết hợp chôn lấp tại 02 BCL, KXL tập trung hiện đang hoạt động.

- Giai đoạn đoạn dài hạn đến năm 2025: quy hoạch các khu xử lý tập trung liên huyện trong toàn tỉnh.

Giai đoạn từ nay tới năm 2017

Hiện trong toàn tỉnh đã có 2 KXL hợp vệ sinh đang hoạt động, bao gồm: KXLCTR thành phố Hưng Yên xử lý CTR cho thành phố Hưng Yên và KXL Đại Đồng, huyện Văn Lâm xử lý một phần CTR cho các huyện còn lại trong tỉnh. Trong thời gian từ nay tới năm 2017, để tăng cường tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, đề xuất quy hoạch xử lý CTR cho các huyện như sau:

- Đối với các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ: có khoảng cách tới KXL Đại Đồng tương đối gần, vì vậy để đảm bảo CTR được thu gom, xử lý trong vòng 48h sau khi phát sinh, đề xuất chuyển chức năng các BCL quy mô thôn, xã đã được xây dựng thành các điểm tập kết. CTR sau khi thu gom sẽ chuyển đến các điểm trung chuyển sau đó đưa về KXL Đại Đồng.

- Đối với các huyện Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ hiện chưa có KXL tập trung do đó kiến nghị lựa chọn một số BCL cấp thôn, xã hiện đang hoạt động để xử lý CTR tạm thời từ nay đến khi xây dựng xong các KXL tập trung nhằm hạn chế tình trạng vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Sau khi xây dựng xong các KXL tập trung, các điểm này sẽ chuyển thành các bãi thu gom cho các huyện. Đề xuất và quy hoạch vị trí các bãi thu gom, tập kết CTR cho các huyện (giai đoạn đầu từ nay đến 2017 cho phép chôn lấp) tại phụ lục 3.

Giai đoạn dài hạn tới năm 2025

Quy hoạch mạng lƣới khu xử lý theo cách tiếp cận sau:

- CTR sinh hoạt nông thôn: xử lý tại chỗ quy mô hộ gia đình/nhóm hộ gia đình hoặc thu gom, xử lý tập trung liên xã.

- CTR làng nghề: chất thải nguy hại xử lý tập trung cấp huyện hoặc vùng tỉnh; chất thải thông thường xử lý chung cùng CTR sinh hoạt nông thôn.

- CTR nông nghiệp: xử lý tại chỗ theo hướng tái sử dụng đối với chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp và thu gom, xử lý tập trung đối với CTR nguy hại trong nông nghiệp.

Đối với CTR sinh hoạt nông thôn, CTRKNH phát sinh từ các làng nghề :

- Xây dựng 4 khu xử lý với bán kính phục vụ của khu xử lý CTR trong khoảng 20 - 30km.

Đối với CTRNH phát sinh từ làng nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp: Để xử lý tập trung, hiệu quả lượng CTR nguy hại phát sinh, giảm thiểu tối

đa sự phát tán chất thải nguy hại ra môi trường, đồng thời giảm tối đa diện tích đất dùng cho chôn lấp, công nghệ xử lý được lựa chọn là công nghệ đốt và các công nghệ phụ trợ như hóa rắn, lý - hóa.

Trên cơ sở xem xét về tính kinh tế cũng như hiệu quả xử lý, đặc điểm phát triển công nghiệp và đặc điểm địa hình, giao thông, đề xuất quy hoạch 2 khu xử lý CTR công nghiệp và chất thải nguy hại cho toàn tỉnh. Hệ thống các khu xử lý CTR cụ thể tại bảng dưới đây và bản đồ quy hoạch mạng lưới các khu xử lý CTR.

Bảng 3.18: Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025

TT KXL Diện tích (ha) Công nghệ xử lý Phạm vi phục vụ 1 KXL TP Hưng Yên 20 - Chôn lấp hợp vệ sinh Sau năm 2017: - Đốt CTR sinh hoạt - Sản xuất phân hữu cơ

- Chôn lấp CTRSH, nông nghiệp, làng nghề, xây dựng cho TP Hưng Yên 2 KXL Vũ Xá, huyện Kim Động

20 - Đốt chất thải nguy hại và không nguy hại - Sản xuất phân hữu cơ

(sau năm 2017) - Tái chế vật liệu - Chôn lấp hợp vệ sinh

Các huyện Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ. Dự phòng cho KXL của thành phố Hưng Yên 3 KXL Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ

15 - Đốt chất thải nguy hại và không nguy hại - Sản xuất phân hữu cơ

(sau năm 2017)

Các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, Mỹ Hào

TT KXL Diện tích (ha) Công nghệ xử lý Phạm vi phục vụ - Tái chế vật liệu - Chôn lấp hợp vệ sinh 4 KXL Đại Đồng, Văn Lâm

30 - Đốt chất thải nguy hại và không nguy hại - Sản xuất phân hữu cơ

(sau năm 2017) - Tái chế vật liệu - Chôn lấp hợp vệ sinh

Các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)