Cùng với quá trình phát triển KT-XH, mức sống cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó, lượng CTR cũng ngày càng gia tăng với tốc độ lớn và đa dạng. CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, từ trường học, chợ, cơ quan chính quyền địa phương,...
Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tại một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh và báo cáo của các huyện cho thấy lượng CTR sinh hoạt nông thôn bình quân trên đầu người dao động trong khoảng 0,35 - 0,5 kg/người/ngày, tỷ lệ này phát sinh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh. Kết quả khảo sát và tính toán cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 400,87 tấn/ngày (trong khi đó CTR sinh hoạt ở khu vực đô thị là vào khoảng 111,46 tấn/ngày), chi tiết ở bảng dưới đây [14].
Bảng 3.1: Khối lƣợng CTRSHNT phát sinh tại các huyện/thành phố
Đơn vị: tấn/ngày
Huyện, thành phố Khối lƣợng CTRSH phát sinh
1 TP. Hưng Yên (các xã ngoại thành) 19,25
2 H.Văn Lâm 38,59
3 H.Văn Giang 50,00
4 H. Yên Mỹ 58,26
6 H. Ân Thi 43,20 7 H. Khoái Châu 46,94 8 H. Kim Động 46,12 9 H. Phù Cừ 28,75 10 H. Tiên Lữ 37,35 Tổng 400,87
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hiện trạng quản lý CTR của các huyện, Sở TNMT, Urenco11 và kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn.
Thành phần CTR sinh hoạt nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, vỏ rau củ quả, chất thải từ giết mổ gia cầm, thuỷ sản, thức ăn thừa, ôi thiu, lá cây,… chiếm trên 70% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rữa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, còn lại là các chất thải khác như: plastic, bao nylon, kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, da, quần áo, chiếu chăn, đệm cũ rách và các tạp chất nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng.v.v)…
Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần CTRSHNT tỉnh Hƣng Yên (2013).
Đơn vị tính: %
TT Thành phần Tỷ lệ theo báo cáo của các huyện/thành phố
(năm 2013)
Tỷ lệ theo kết quả khảo sát tại 110 hộ gia đình nông thôn ở 10 huyện/TP trong tỉnh của
tác giả (năm 2014)
1 Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn..)
73,52 72,3
2 Giấy, bìa catton 2,29
27,7
3 Nilon, nhựa 10,75
4 Kim loại, vỏ đồ hộp 0,09
5 Cao su, da 0 2
6 Giẻ, sợi, gỗ 0,83
7 Thủy tinh, chai lọ 2
8 Đá, sỏi, sành sứ, gạch
6,23 9 Pin, acquy, thuốc (y
tế, bảo vệ thực vật)
1
10 Khác 3,29