- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng CTR nông thôn, bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR sản xuất nghề của tỉnh Hưng Yên.
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý CTR khu vực nông thôn của tỉnh; đánh giá hiện trạng các điều kiện vệ sinh môi trường khu vực xử lý CTR
- Nghiên cứu vai trò của các cấp trong công tác quản lý, vai trò và sự tham gia của người dân vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
- Dự báo xu thế gia tăng về khối lượng CTR, xu thế biến động về thành phần CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý tổng hợp CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hƣng Yên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 926,03 km2. Địa giới hành chính của tỉnh Hưng Yên:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, có chiều dài 15 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình theo sông Luộc dài 21 km. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với chiều dài 45 km.
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và Hà Nam theo sông Hồng dài 58 km.
(xem hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên) b. Đặc điểm địa hình [14]
Tương đối đồng nhất và có hướng dốc chủ yếu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Điểm cao nhất có cốt + 9m đến 10m tại khu đất thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang, điểm thấp nhất có cốt + 0,9m tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ. Có các tiểu khu ngoài đê sông Hồng và sông Luộc, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, nên phía ngoài đê thường cao hơn phía trong đê, cốt đất cao từ + 7 đến + 9m.
c. Khí hậu [14]
Hưng Yên mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hường của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.
d. Nhiệt độ [14]
Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng 23,4 – 24,4oC. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (nhiệt độ từ 16,5 oC đến 17,1
oC), tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 6 và tháng 7 (nhiệt độ từ 28,3 o
C đến 30,5 oC). Số giờ nắng trong năm 1158,5 giờ, tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1 và tháng 3.
e. Lượng mưa và độ ẩm [14]
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 10039,5 mm/năm. Lượng mưa nhiều vào tháng 5 - tháng 9 từ 101,2 – 279,2 mm. Tháng có lượng mưa ít là tháng 12, tháng 1, tháng 2 từ 3,6 – 14,9 mm.
Độ ẩm không khí khá lớn, giao động từ 79 – 83 %.
f. Thủy văn [14]
Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, có thể chia làm hai loại: các sông chính và các sông nội đồng.
Các sông chính: Sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía Tây của tỉnh dài 57 km, mặt cắt ngang rộng 3 – 4 km, có nhiều cồn, bãi lớn; Sông Luộc dài khoảng 20 km, rộng trung bình 150 – 250m, sâu 4 – 6 m, chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình ra biển. Đỉnh lũ mỗi năm lớn nhỏ khác nhau, hầu như năm nào cũng vượt báo động cấp 1 (> + 9,5m). Mùa lũ thường xảy ra cùng với mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ lớn thường xảy ra vào các tháng 7, 8, 9 trùng với thời gian úng.
Hệ thống sông đào Bắc Hưng Hải lấy nước từ sông Hồng tại cống Xuân Quan chảy qua các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương. Từ sông Bắc Hưng Hải chảy vào 5 con sông nội đồng với tổng chiều dài 72 km, điều tiết 1,03 tỷ m3
nước/năm, phục vụ tưới tiêu. Các sông thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải gồm: Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên và Tây Kẻ Sặt là các trục tưới tiêu quan trọng.
g. Địa chất [14]
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.
- Các trầm tích Pleistoxen, dày 140 – 140 m với các trầm tích vụn, thô gồm sạn, sỏi, cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột.
- Các trầm tích Holoxen: Bề dày từ 5 – 30 m. Thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét chứa hữu cơ.
h. Tài nguyên [14]
Tài nguyên nước mặt
Hưng Yên có nguồn nước mặt khá dồi dào, phong phú, do nằm trong hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Luộc và các sông nội tỉnh như: sông Lực Điền, sông Cửu Yên cùng hệ thống mương máng thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cho các nhu cầu kinh tế khác và giao thông thủy.
Tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, có trữ lượng ước tính 160 triệu m3. Các mỏ nước ngầm tốt nhất nằm tại huyện Văn Lâm và Mỹ Hào, có trữ lượng khoảng 60 triệu m3.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Hưng Yên rất hạn chế, chủ yếu là nguồn cát đen với trữ lượng lớn ven sông Hồng, sông Luộc có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng, làm đường giao thông và phục vụ các vùng lân cận. Trữ lượng cát sông toàn tỉnh là khoảng trên 83,4 triệu m3. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nguồn đất sét tương đối lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Theo các kết quả khảo sát, thăm dò cho biết, trữ lượng đất sét tại 52 điểm mỏ trên địa bàn tỉnh là 138 triệu m3.
Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng nằm ở độ sâu trung bình từ 600-1.000 m, điều kiện khai thác rất phức tạp do lún sụt.
Tài nguyên nước khoáng
Nước khoáng đang được khai thác tại thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm với trữ lượng thăm do khảo sát khoảng 10 triệu m3.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
a. Dân số [4]
Tỉnh hiện có 1 thành phố và 9 huyện, với dân số toàn tỉnh năm 2011 dân là 1.137.294 người, với mật độ dân số khá cao là 1.228 người/km2
khu vực thành thị là 143.852 người và dân số khu vực nông thôn là 993.442người. Cơ cấu thành thị - nông thôn năm 2011 là 12,65 – 87,35 %, cho thấy khuynh hướng đô thị hóa phát triển tương đối thấp, dân số của tỉnh vẫn tập trung tới gần 90% ở khu vực nông thôn.
b. Thực trạng phát triển kinh tế [4].
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2011 ước tính đạt 11,58 %, giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 8,85 %, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,54 %, giá trị các ngành dịch vụ tăng 12,42%; GDP bình quân đầu người đạt 24,4 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ: 24% - 45% - 31%; Kim ngạch xuất khẩu đạt 762 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 4.057,5 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 43%.
c. Tình hình phát triển các ngành sản xuất [4]. Công nghiệp
Đến năm 2011 tổng số có 921 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký 49.600 tỷ đồng và 1,73 tỷ USD, trong đó có 563 dự án đi vào hoạt động tạo việc làm thường xuyên cho 9 vạn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22.948 tỷ đồng, tăng 15,54 %, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 14,86 %, khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,01 %, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,84 %, khu vực kinh doanh hộ cá thể tăng 13,54 %.
Nông nghiệp [4].
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2011 là 110.009 ha. Diện tích lúa 81.951 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 54,74 %, năng suất bình quân 64,44 tạ/ha/vụ. Sản lượng lương thực đạt 58 vạn tấn (thóc 52,8 vạn tấn). Diện tích cây vụ đông 14,534 ha. Sản lượng nhãn, vải đạt 50.200 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ, đàn trâu 2.400 con (tăng 0,97%), đàn bò 44.300 con (tăng 1,2%), sản lượng thịt bò đạt 2600 tấn (tăng 5,56%), đàn lợn 647.500 con (tăng 2,76%), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 93.500 tấn (tăng 3,64%), đàn gia cầm 8 triệu con (tăng 4,6%), sản lượng 21.620 tấn (tăng 4,77%), thủy sản phát triển khá, sản lượng 26.580 tấn (tăng 14,81%).
Thương mại, dịch vụ [4].
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính 12.313 tỷ đồng, tăng 24,2 % so với cùng kỳ, trong đó thương nghiệp tăng 24,73 %, khách sạn nhà hàng tăng 20,2 %, dịch vụ
tăng 17,4 %. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 18,13 %.
Kim ngạch xuất khẩu ước tính 762 triệu USD (tăng 28,18 %), trong đó khu vực kinh tế tư nhân 382 triệu USD (tăng 23,58%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 380 triệu USD (tăng 33,11 %). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: hàng dệt may, giày dép, điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ.
3.2. Định hƣớng phát triển nông thôn Hƣng Yên đến năm 2020 [15] 3.2.1. Về quan điểm phát triển:
+ Phát triển nông nghiệp – nông thôn phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn với Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TƯ đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
+ Hướng tới một nền nông nghiệp sạch và chất lượng ngày càng cao để đảm bảo cho phát triển bền vững, trong đó sản xuất đi đôi với bảo vệ, cải thiện độ màu mỡ của đất đai, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp, lấy khoa học công nghệ là điểm tựa chính để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
3.2.2. Mục tiêu tổng quát:
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển chăn nuôi tập trung là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp. Quy hoạch các vùng phát triển cây, con chính trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp của tỉnh.
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của tỉnh, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân.
+ Đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng để đạt được mục tiêu đảm bảo ổn định sản lượng lương thực cho nhu cầu tiêu dùng và chăn nuôi; Bên cạnh đó xây dựng một số vùng tập trung sản xuất cây trồng chất lượng và hiệu quả cao như lúa, rau an toàn, cây ăn quả,…Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung theo trang trại, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 55% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020, phát triển mạnh chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
+ Về chăn nuôi: các huyện, thành phố quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung, các xã có khu chăn nuôi tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới. Mỗi xã, thị trấn quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có diện tích từ 5 – 10ha.
+ Về thuỷ sản: đến năm 2020 nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 5.000 ha.
3.3. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh, khối lƣợng, thành phần CTR NT tỉnh Hƣng Yên, dự báo xu hƣớng phát sinh CTR NT tới 2025.
3.3.1. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH
Cùng với quá trình phát triển KT-XH, mức sống cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó, lượng CTR cũng ngày càng gia tăng với tốc độ lớn và đa dạng. CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, từ trường học, chợ, cơ quan chính quyền địa phương,...
Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tại một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh và báo cáo của các huyện cho thấy lượng CTR sinh hoạt nông thôn bình quân trên đầu người dao động trong khoảng 0,35 - 0,5 kg/người/ngày, tỷ lệ này phát sinh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh. Kết quả khảo sát và tính toán cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 400,87 tấn/ngày (trong khi đó CTR sinh hoạt ở khu vực đô thị là vào khoảng 111,46 tấn/ngày), chi tiết ở bảng dưới đây [14].
Bảng 3.1: Khối lƣợng CTRSHNT phát sinh tại các huyện/thành phố
Đơn vị: tấn/ngày
Huyện, thành phố Khối lƣợng CTRSH phát sinh
1 TP. Hưng Yên (các xã ngoại thành) 19,25
2 H.Văn Lâm 38,59
3 H.Văn Giang 50,00
4 H. Yên Mỹ 58,26
6 H. Ân Thi 43,20 7 H. Khoái Châu 46,94 8 H. Kim Động 46,12 9 H. Phù Cừ 28,75 10 H. Tiên Lữ 37,35 Tổng 400,87
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hiện trạng quản lý CTR của các huyện, Sở TNMT, Urenco11 và kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn.
Thành phần CTR sinh hoạt nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, vỏ rau củ quả, chất thải từ giết mổ gia cầm, thuỷ sản, thức ăn thừa, ôi thiu, lá cây,… chiếm trên 70% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rữa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, còn lại là các chất thải khác như: plastic, bao nylon, kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, da, quần áo, chiếu chăn, đệm cũ rách và các tạp chất nguy hại như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng.v.v)…
Bảng 3.2: Tỷ lệ thành phần CTRSHNT tỉnh Hƣng Yên (2013).
Đơn vị tính: %
TT Thành phần Tỷ lệ theo báo cáo của các huyện/thành phố
(năm 2013)
Tỷ lệ theo kết quả khảo sát tại 110 hộ gia đình nông thôn ở 10 huyện/TP trong tỉnh của
tác giả (năm 2014)
1 Chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn..)
73,52 72,3
2 Giấy, bìa catton 2,29
27,7
3 Nilon, nhựa 10,75
4 Kim loại, vỏ đồ hộp 0,09
5 Cao su, da 0 2
6 Giẻ, sợi, gỗ 0,83
7 Thủy tinh, chai lọ 2
8 Đá, sỏi, sành sứ, gạch
6,23 9 Pin, acquy, thuốc (y
tế, bảo vệ thực vật)
1
10 Khác 3,29
3.3.2. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRNN
Kết quả khảo sát tại khu vực nông thôn trong tỉnh cho thấy thành phần CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu là rơm rạ, trấu, thân cây, lõi ngô, cành lá cây phát sinh từ cắt tỉa .v.v, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.v.v từ hoạt động