- Phạm vi nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR nông thôn toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Hưng Yên bao gồm 9 huyện và 10 xã vùng ngoại thành thành phố Hưng Yên với diện tích tự nhiên 926,03 km2
.
- Quy mô dân số vùng nghiên cứu khoảng gần 1,0 triệu/1,137 triệu người (tổng số người dân Hưng Yên sống ở khu vực nông thôn); dự kiến dân số đến năm 2025 có khoảng gần 1 triệu/1,285 triệu người.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ sử dụng 2.3.1. Phương pháp thừa kế
Thu thập các số liệu của các sở, ban, ngành tỉnh Hưng Yên, như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và 10 huyện, thành phố. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là những số liệu mới cập nhật trong khoảng thời gian từ 2010 - 2014.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tổng hợp, phân tích và lựa chọn các số liệu phù hợp cho mục tiêu của luận văn. Dựa vào các kết quả nghiên cứu đã có về chất thải rắn và hiện trạng quản lý
chất thải rắn tại nông thôn Việt Nam và của tỉnh Hưng Yên, tổng hợp và đúc rút các kinh nghiệm trong quản lý CTR nông thôn để đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Điều tra, khảo sát tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (khảo sát thực tế hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải của một số tổ đội vệ sinh tự quản từ các hộ gia đình trong thôn, xóm và tại một số làng nghề tới vị trí BCL hoặc điểm tập kết rác thải của thôn, khảo sát, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển rác thải từ điểm tập kết đến khu xử lý;
- Khảo sát thực tế hiện trạng thực hiện phân loại rác tại nguồn kết hợp xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại một số hộ gia đình. .
- Phỏng vấn trực tiếp người dân, các thành viên tổ đội vệ sinh môi trường tự quản, cán bộ thôn, xã, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các chuyên gia xin ý kiến đóng góp cho nội dung của luận văn nhằm hoàn thiện nội dung của luận văn, đáp ứng mục đích nghiên cứu
2.3.5. Phương pháp tính toán dự báo:
Phương pháp dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn theo “hệ số ô nhiễm” trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực theo các yếu tố sau:
- Dân số và tốc độ tăng dân số
- Các điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm cơ cấu kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ); Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại từng vùng kinh tế.
- Phong tục tập quán trong việc sử dụng hàng hoá
- Các yếu tố kinh tế - xã hội khác có ảnh hưởng đến việc phát sinh chất thải bao gồm: Các kế hoạch phát triển nhà ở; các chương trình xây dựng hệ thống giao thông; và các chương trình cải thiện cho các khu dân cư nghèo.
2.3.5.1. Chỉ tiêu dự báo
Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh, thu gom, tái chế và xử lý chi tiết tại bảng dưới đây
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuậtdự báo phát sinh CTRNT đến năm 2025
TT Nội dung Đơn vị Chỉ tiêu Nguồn
1 Chỉ tiêu phát sinh CTR
1.1. CTR sinh hoạt nông thôn
kg/người.ngày 0,4 - Báo cáo hiện trạng CTRSHNT và dự báo phát triển KT-XH các địa phương trong tỉnh
- Báo cáo Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng Yên đến năm 2015.
- Kết quả khảo sát thực tế phát sinh CTRSHNT tại địa phương
Tỷ lệ gia tăng CTR sinh hoạt nông thôn
%/năm/người 1 World Bank [14]
1.2. Tỷ lệ gia tăng CTR làng nghề
%/năm 7 World Bank [14]
1.3. CTR nông nghiệp CTR canh tác, thu hoạch mùa màng Bao bì phân bón hóa học
Kg/ha 0,9 Tính toán từ tổng lượng phân bón sử dụng, vỏ bao bì thải chiếm khoảng 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ
Bao bì thuốc BVTV Kg/ha 2,0 kg
(vỏ bao bì thải chiếm khoảng
10% tổng lượng thuốc
tiêu thụ)
- Theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại địa phương.
Sinh khối thải loại (Phụ phẩm nông nghiệp: rơm, rạ…) Tấn/ha Lúa: 10 Rau màu: 3,25 Ngô: 11,23 Khoai: 7,87 Sắn: 13,7 Đay: 8,55 Cói: 2,3 Mía: 7,74 Lạc, đậu tương: 4,6-7,8
Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả: 0,7
- Báo cáo MT Quốc gia 2011- Chất thải rắn
- Nghiên cứu “Thống kê chất thải trong nông nghiệp và nông thôn phục vụ cho công tác quản lý CTR”, Cục MT, 2000 CTR chăn nuôi Cục chăn nuôi, 2010 Bò Kg/con/ngày 10 Trâu Kg/con/ngày 15 Lợn Kg/con/ngày 2 Gia cầm Kg/con/ngày 0,2
TT Nội dung Đơn vị Chỉ tiêu Nguồn
Dê, cừu Kg/con/ngày 1,5
Ngựa Kg/con/ngày 4
2 Tỷ lệ thu gom
- Báo cáo đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSHNT và dự báo phát triển KT-XH các địa phương trong tỉnh
- Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
CTR sinh hoạt nông thôn % Đến năm 2017: 70% và 2020: 90% CTR Làng nghề % Năm 2017: 80%; Năm 2020: 100%
CTR Nông nghiệp % Năm 2017:
80%; Năm 2025: 100%
2.3.5.2. Phương pháp tính toán dự báo a) Dự báo chất thải rắn sinh hoạt a) Dự báo chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh được tính theo công thức: WSHNT-HT = (PNTn x wSHNT-HT)/1.000
Trong đó: WSHNT-HT: Khối lượng CTRSHNT hiện trạng (tấn/ngày)
PNTn: Quy mô dân số khu vực nông thôn tại thời điểm tính (người) wSHNT-HT: Chỉ tiêu phát sinh CTRSHNT hiện trạng (kg/người.ngày). Khối lượng CTRSHNT dự báo phát sinh được tính theo công thức:
WSHNT-DB = PNTn x wSHNT-HT (1 + r)t/1.000
Trong đó: WSHNT-DB: Khối lượng CTRSHNT tại thời điểm dự báo (tấn/ngày) r: tốc độ gia tăng CTRSHNT bình quân đầu người nông thôn (tốc độ gia tăng CTR bình quân đầu người tăng khoảng 1%/năm)
t: thời gian dự báo.
b) Dự báo CTR nông nghiệp Phụ phẩm nông nghiệp
CTR nông nghiệp phát sinh được tính dựa trên số liệu CTR hiện trạng và tốc độ gia tăng khoảng 3,5 – 4%/năm (Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh)
WNN = WNN-HT x (1+ r)t
Trong đó: WNN: Khối lượng chất thải nông nghiệp (tấn/vụ)
WNN-HT : Khối lượng chất thải nông nghiệp hiện trạng (tấn/vụ) r: Tốc độ gia tăng CTR nông nghiệp (khoảng 3,5%/năm) t: Thời gian dự báo
(trong đó, vỏ thuốc BVTV chiếm khoảng 0,01 % tổng lượng CTR phát sinh) Khối lượng CTR nông nghiệp hiện trạng được tính như sau:
WNN-HT = wNN x F Trong đó:
WNN- HT: Tổng khối lượng chất thải nông nghiệp phát sinh trong khu vực nghiên cứu (tấn/vụ)
WNN: Hệ số phát sinh CTR (tấn/ha) (thể hiện ở bảng dưới đây) F: Diện tích của từng loại cây trồng nông nghiệp
Vỏ bao bì thuốc BVTV
WBVTV = wBVTV – HT x (1+ r)t x F x 10% WBVTV: Tổng khối lượng vỏ bao bì thuốc BVTV (tấn/vụ) r: Tốc độ gia tăng CTR nông nghiệp (khoảng 3,5%/năm) t: thời gian dự báo.
F: Diện tích của từng loại cây trồng nông nghiệp trong thời kỳ dự báo wBVTV – HT: Hệ số phát sinh bỏ bao bì thuốc BVTV (vỏ bao bì thải chiếm khoảng 10% tổng lượng hoá chất BVTV tiêu thụ).
CTR chăn nuôi
CTR chăn nuôi phát sinh được tính dựa trên số liệu CTR hiện trạng và tốc độ gia tăng khoảng 3,5 %/năm (Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh)
WCN = WCN-HT x (1+ r)t
Trong đó: WCN: Khối lượng chất thải chăn nuôi (tấn/ngày)
WCN-HT : Khối lượng chất thải chăn nuôi hiện trạng (tấn/ngày) r: Tốc độ gia tăng CTR chăn nuôi (khoảng 3,5%/năm)
t: Thời gian dự báo
Trong đó, Khối lượng CTR chăn nuôi hiện trạng được tính như sau: WCN-HT = wCN x F
Trong đó:
WCN- HT: Tổng khối lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trong khu vực nghiên cứu (tấn/ngày)
wLN: Hệ số phát sinh CTR (tấn/con/ngày) F: số lượng vật nuôi
c) Dự báo CTR làng nghề
CTR làng nghề phát sinh được tính dựa trên số liệu CTR hiện trạng và tốc độ gia tăng khoảng 8,5%/năm.
WLN = FLN x wLN HT x (1+ r)t Trong đó: WLN: Khối lượng chất thải làng nghề (tấn/ngày)
FLN : Số lượng làng nghề trong thời điểm quy hoạch
wLN HT : Hệ số phát sinh CTR theo từng nhóm làng nghề (được sử dụng dựa trên hệ số tại bảng 2.2)
r: Tốc độ gia tăng CTR làng nghề (khoảng 8,5%/năm) t: Thời gian dự báo
* Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ làng nghề được xác định theo từng nhóm làng nghề như sau:
+ Làng nghề chế biến nông sản: chiếm 2% tổng lượng CTR phát sinh
+ Làng nghề dệt may chiếm 5% tổng lượng CTR phát sinh
+ Làng nghề tái chế chiếm 20 % tổng lượng CTR phát sinh (năm 2015), và giảm xuống còn 15% vào năm 2020. + Làng nghề khác chiếm 5% tổng lượng CTR phát sinh) Bảng 2.2: Hệ số phát thải CTR làng nghề TT Phân ngành Lƣợng thải (tấn/ngày) 1 Trung bình 4,30 2 Nông sản thực phẩm 5,60 3 Dệt may 0,80 4 Tái chế 4,50 5 Vật liệu xây dựng 7,40 6 Khác 4,32
Nguồn: Viện khoa học và Công nghệ Môi trường của trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng CTR nông thôn, bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR sản xuất nghề của tỉnh Hưng Yên.
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý CTR khu vực nông thôn của tỉnh; đánh giá hiện trạng các điều kiện vệ sinh môi trường khu vực xử lý CTR
- Nghiên cứu vai trò của các cấp trong công tác quản lý, vai trò và sự tham gia của người dân vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
- Dự báo xu thế gia tăng về khối lượng CTR, xu thế biến động về thành phần CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý tổng hợp CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hƣng Yên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 926,03 km2. Địa giới hành chính của tỉnh Hưng Yên:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, có chiều dài 15 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình theo sông Luộc dài 21 km. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với chiều dài 45 km.
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và Hà Nam theo sông Hồng dài 58 km.
(xem hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên) b. Đặc điểm địa hình [14]
Tương đối đồng nhất và có hướng dốc chủ yếu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Điểm cao nhất có cốt + 9m đến 10m tại khu đất thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang, điểm thấp nhất có cốt + 0,9m tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ. Có các tiểu khu ngoài đê sông Hồng và sông Luộc, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, nên phía ngoài đê thường cao hơn phía trong đê, cốt đất cao từ + 7 đến + 9m.
c. Khí hậu [14]
Hưng Yên mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hường của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.
d. Nhiệt độ [14]
Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng 23,4 – 24,4oC. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (nhiệt độ từ 16,5 oC đến 17,1
oC), tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 6 và tháng 7 (nhiệt độ từ 28,3 o
C đến 30,5 oC). Số giờ nắng trong năm 1158,5 giờ, tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1 và tháng 3.
e. Lượng mưa và độ ẩm [14]
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 10039,5 mm/năm. Lượng mưa nhiều vào tháng 5 - tháng 9 từ 101,2 – 279,2 mm. Tháng có lượng mưa ít là tháng 12, tháng 1, tháng 2 từ 3,6 – 14,9 mm.
Độ ẩm không khí khá lớn, giao động từ 79 – 83 %.
f. Thủy văn [14]
Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, có thể chia làm hai loại: các sông chính và các sông nội đồng.
Các sông chính: Sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía Tây của tỉnh dài 57 km, mặt cắt ngang rộng 3 – 4 km, có nhiều cồn, bãi lớn; Sông Luộc dài khoảng 20 km, rộng trung bình 150 – 250m, sâu 4 – 6 m, chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình ra biển. Đỉnh lũ mỗi năm lớn nhỏ khác nhau, hầu như năm nào cũng vượt báo động cấp 1 (> + 9,5m). Mùa lũ thường xảy ra cùng với mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ lớn thường xảy ra vào các tháng 7, 8, 9 trùng với thời gian úng.
Hệ thống sông đào Bắc Hưng Hải lấy nước từ sông Hồng tại cống Xuân Quan chảy qua các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương. Từ sông Bắc Hưng Hải chảy vào 5 con sông nội đồng với tổng chiều dài 72 km, điều tiết 1,03 tỷ m3
nước/năm, phục vụ tưới tiêu. Các sông thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải gồm: Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên và Tây Kẻ Sặt là các trục tưới tiêu quan trọng.
g. Địa chất [14]
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.
- Các trầm tích Pleistoxen, dày 140 – 140 m với các trầm tích vụn, thô gồm sạn, sỏi, cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột.
- Các trầm tích Holoxen: Bề dày từ 5 – 30 m. Thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét chứa hữu cơ.
h. Tài nguyên [14]
Tài nguyên nước mặt
Hưng Yên có nguồn nước mặt khá dồi dào, phong phú, do nằm trong hệ thống sông lớn nhất của miền Bắc: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Luộc và các sông nội tỉnh như: sông Lực Điền, sông Cửu Yên cùng hệ thống mương máng thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cho các nhu cầu kinh tế khác và giao thông thủy.
Tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, có trữ lượng ước tính 160 triệu m3. Các mỏ nước ngầm tốt nhất nằm tại huyện Văn Lâm và Mỹ Hào, có trữ lượng khoảng 60 triệu m3.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Hưng Yên rất hạn chế, chủ yếu là nguồn cát đen với trữ lượng lớn ven sông Hồng, sông Luộc có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng, làm đường giao thông và phục vụ các vùng lân cận. Trữ lượng cát sông toàn tỉnh là khoảng trên 83,4 triệu m3. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nguồn đất sét tương đối lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Theo các kết quả khảo sát, thăm dò cho