Hiện trạng xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 62 - 63)

Qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy tại tỉnh Hưng Yên hiện chưa có những giải pháp xử lý CTR nông nghiệp phù hợp.

- Một phần nhỏ được thu gom để sản xuất nấm, chế biến thành phân hữu cơ, làm chất đốt trong sinh hoạt gia đình. Còn lại phần lớn khối lượng chất thải phát sinh từ trồng trọt không được thu gom mà được xử lý ngay tại cánh đồng bằng

phương pháp đốt lấy tro bón ruộng, đây là phương pháp xử lý các phụ phẩm nông nghiệp khá phổ biến ở các địa phương trong tỉnh.

- Đối với chất thải chăn nuôi thường được người nông dân tận dụng khá tốt cho bón ruộng và các cây trồng khác. Ngoài việc sử dụng các chất thải chăn nuôi cho trồng trọt thì thành phần này được sử dụng làm nhiên liệu đốt thông qua công nghệ khí sinh học (Biogas), phần nhỏ đang được xử lý bằng biện pháp đệm lót sinh học (đệm lót lên men).

- Đối với bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, một phần được người dân đốt cùng với rơm rạ sau thu hoạch mùa, một phần được người nông dân tập kết lại rồi đốt và một phần nữa được xử lý như với CTR sinh hoạt nông thôn (thường chôn lấp) sau khi được thu gom.

- Việc tổ chức thu gom riêng bao bì, thuốc BVTV đã được triển khai tại một số địa phương. Nhưng lại được đưa đi xử lý chôn lấp như đối với CTR thông thường, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của các vùng nông nghiệp tỉnh Hưng Yên thì đây cũng là một sự nỗ lực của chính quyền địa phương và người nông dân, giảm bớt tình trạng vứt bỏ bừa bãi bao bì thuốc BVTV hướng đến hoàn thiện nhân rộng mô hình thu gom, xử lý riêng đảm bảo an toàn môi trường theo quy định.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)