trong quản lý CTRNT
Cấp tỉnh
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai công tác quản lý chất thải rắn vùng nông thôn theo Đề án của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh ban hành mức phí vệ sinh môi trường phù hợp với thực tế. Phối hợp tuyên truyền, tập huấn cho cộng đồng dân cư nông thôn về công tác tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.
- Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình Đô thị Hưng Yên, Công ty CP môi trường công nghiệp (URENCO 11) thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các địa phương tổ chức vận chuyển, xử lý rác thải tại vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Cấp huyện
- Bố trí ít nhất có 01 cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường có chuyên môn về môi trường.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các địa phương trong quá trình thực hiện phương án quản lý rác thải trên địa bàn.
- Chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ tới cấp xã, thôn triển khai có hiệu quả các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn.
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trên địa bàn các vùng nông thôn để nhân dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm để cùng tham gia trong công tác quản lý rác thải tại địa phương; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nhận biết và phân loại rác tại nguồn cho tổ thu gom và người dân địa phương.
- Xem xét hỗ trợ bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương trong khoảng những năm đầu tiên triển khai thực hiện phương án vì có thể việc thu gom và thu phí các hộ gia đình chưa đạt được chỉ tiêu (chú ý đặc thù mỗi vùng để có phương án hỗ trợ cho phù hợp).
- Đối với rác thải nguy hại đồng ruộng, hướng dẫn các địa phương lựa chọn vị trí, xây dựng các bể chứa nguy hại đồng ruộng với kích thước phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật; phối hợp với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định.
- Thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu dân cư, nơi công cộng nhất là các vấn đề liên quan đến CTRNT trên địa bàn quản lý, các hành vi vi phạm phải được xử lý kiên quyết theo thẩm quyền.
Cấp xã
- Đối với UBND xã, thị trấn
Để triển khai giải quyết rác thải được đồng bộ và hiệu quả, UBND các xã, thị trấn vùng nông thôn cần bố trí ít nhất 01 cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường giúp Chủ tịch UBND xã/thị trấn quản lý nhà nước về môi trường ở địa bàn và nên thành lập Ban chỉ đạo triển khai công tác quản lý rác thải.
- Chủ tịch UBND xã: Trưởng ban; - Phó Chủ tịch UBND xã: Phó ban;
- Cán bộ địa chính - xây dựng – Môi trường: ủy viên thường trực.
- Các thành viên gồm: cán bộ Nông nghiệp, cán bộ Văn hóa, cán bộ Thú y, Trưởng công an xã; đại diện Mặt trận tổ quốc, Ban chấp hành Đoàn xã, Hội Phụ nữ; Thôn trưởng, tổ trưởng các thôn, tổ.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp xã:
- Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của tổ thu gom.
- Xem xét kế hoạch hoạt động của tổ thu gom; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và quản lý tổ thu gom hoạt động hiệu quả.
- Định kỳ hằng quý, năm có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác BVMT trên địa bàn xã và có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.
- Truyền thông, vận động để người dân, tổ chức trên địa bàn nhận thấy được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường; Giao Đài phát thanh của xã phát thanh bài tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác tại nguồn (tối thiểu: 3-5 phút/lần, 2 lần/tuần).
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường.
- Đưa tiêu chí BVMT vào đánh giá bình chọn gia đình, thôn văn hóa.
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường trong vận chuyển rác thải về bãi rác.
- Thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu dân cư, nơi công cộng nhất là các vấn đề liên quan đến CTRNT trên địa bàn quản lý, các hành vi vi phạm phải được xử lý kiên quyết theo thẩm quyền.
- Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể của xã/thị trấn
Mặt trận tổ quốc, Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… phối hợp với UBND xã, trưởng thôn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các qui định về vệ sinh môi trường và quản lý rác thải nông thôn.
Các trưởng thôn
- Phối hợp với tổ thu gom trong quá trình thực hiện; phổ biến các qui định về quản lý rác thải nông thôn của xã, thị trấn đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn quản lý.
- Tham gia giám sát việc thực hiện qui định quản lý rác thải của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc địa bàn mình quản lý, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng các vi phạm hành chính về quản lý rác thải trên địa bàn.
Trách nhiệm của Tổ thu gom
- Hằng năm, phải lập kế hoạch hoạt động của tổ thu gom trình lên UBND xã, thị trấn xem xét.
- Chủ động, tích cực thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải theo đúng lịch trình đã thống nhất.
- Hướng dẫn người dân nhận biết và phân loại rác thải.
- Lập kế hoạch dự phòng cho việc thu gom rác thải trong mùa mưa bão. - Phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn trong việc thu tiền phí vệ sinh.
Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn và xử lý rác thải tại hộ gia đình theo hướng dẫn của các tuyên truyền viên và tổ thu gom.
- Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật phải bỏ vào các điểm tập kết qui định, không vất bừa bãi ra bờ ruộng, lòng kênh, mương.
- Xác súc vật chết do dịch bệnh phải được để riêng và báo cơ quan thú y và tổ thu gom để thu gom riêng.
- Bỏ rác đúng quy định; nộp đầy đủ và đúng hạn phí vệ sinh theo quy định. - Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
- Thực hiện nghiêm các quy định về BVMT trong hương ước, quy ước và các qui định quản lý, xử lý rác thải do UBND tỉnh, huyện, xã ban hành.