CTR nông nghiệp nguy hại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 80)

Phần lớn các khu vực nông thôn xa các khu đô thị trung tâm và đời sống kinh tế còn khó khăn nên việc thu gom xử lý các CTR nguy hại trong nông nghiệp theo quy định là điều rất khó. Tuy nhiên việc thu gom, vận chuyển CTR nguy hại trong sản xuất nông nghiệp đã đến lúc cần phải xem xét có các giải pháp quản lý nghiêm túc, xin đề xuất các giải pháp như sau:

- Đối với CTR là gia súc, gia cầm bị nhiễm/chết do bệnh dịch cần phải tiêu huỷ thì cần phải được thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xử lý chôn lấp theo quy định đồng thời thực

hiện các biện pháp tiêu trùng khử độc, cách ly; một số địa phương không tìm được vị trí theo yêu cầu sẽ hợp đồng với Công ty URENCO 11 thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý nghiêm ngặt theo quy định.

- Đối với CTR nguy hại phát sinh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hàng năm là rất lớn, tuy nhiên lượng CTR loại này hầu như chưa được thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải được thu gom, quản lý đúng theo quy định đối với chất thải nguy hại. Đề xuất giải pháp trước mắt: là xây các thùng chứa đựng CTR nguy hại với quy mô khoảng 1,5m3

tại các khu vực canh tác nông nghiệp (Xây dựng đảm bảo kỹ thuật là chống thấm và có nắp đậy), cụ thể:

+ Vị trí lựa chọn xây dựng thùng thu gom chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

* Xây dựng tại các vị trí có địa thế cao, không bị ngập úng khi mưa lớn; * Vị trí phải thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển về nơi xử lý;

* Mật độ xây dựng thùng thu gom rác thải nguy hại căn cứ vào quy mô, diện tích đất nông nghiệp cũng như loại hình sản xuất nông nghiệp.

+ Quy mô của công trình hố thu gom CTR nguy hại:

* Các hố thu gom chất thải nguy hại trong nông nghiệp có diện tích một hố là 1m2, được đặt tại ba vị trí khác nhau tùy thuộc vào địa hình của từng vùng;

* Thành hố của các hố tường cao 1,5m. Tường xây gạch chịu lực dày 11cm. Mái hố thu rác lát gạch cốt tre mái uốn cong có hai cửa, cửa trên để bỏ rác, cửa dưới có một viên gạch men làm cửa để lấy rác khi đầy kích thước (0,3 x 0,25).

Hình 3. 16: Hình ảnh minh họa điểm thu gom CTR nông nghiệp nguy hại (TBVTV) một số vùng nông thôn

Sau khi thu gom CTR nông nghiệp nguy hại vào các thùng đựng đặt tại trục giao thông chính gần các cánh đồng, việc vận chuyển tiếp theo cần được thực hiện bởi các đơn vị chuyên trách. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng TNMT, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc vận chuyển khối lượng CTR này nên thực hiện 1 mùa vụ 1 lần (6 tháng) về nơi xử lý CTR nguy hại công nghiệp và làng nghề, (tùy thuộc quy mô bể thu gom cũng như phạm vi đặt bể thu gom). Chi phí cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh.

Phân loại

Hình 3.17: Mô hình thu gom, vận chuyển CTR nông nghiệp 3.6.7. Đề xuất giải pháp quản lý CTR làng nghề

Quá trình thu gom và vận chuyển cần có nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm, tính chất của CTR làng nghề và phương pháp xử lý chúng. Trên quan điểm xã hội hoá quản lý CTR và kinh tế chất thải, theo phương pháp và đối tượng xử lý, CTR làng nghề gồm 3 thành phần chính và mỗi loại cần có một phương thức thu gom, vận chuyển riêng nhằm đảm bảo hiệu quả thu gom và tính kinh tế.

3.6.7.1. Đối với các Cụm công nghiệp làng nghề (Cụm công nghiệp làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Cụm công nghiệp tái chế chì xã Chỉ Đạo, huyện Văn nghề tái chế nhựa Minh Khai, Cụm công nghiệp tái chế chì xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm):

Sẽ do Ban Quản lý Cụm công nghiệp làng nghề quản lý trên cơ sở lồng ghép

CTR nông nghiệp

Sinh khối và phụ phẩm cây trồng

(Hữu cơ)

Hố chứa đựng CTR nguy hại (vỏ bao bì TBVTV và phân bón) Tái chế, tái sử dụng tại gia đình/trồng trọt Xe thu gom CTR nguy hại Khu xử lý CTR nguy hại (công nghệ đốt) CTR trồng trọt CTR chăn nuôi Xe kéo tay, xe bò…vv của cá nhân hộ gia đình vận chuyển . Xe thu gom hộ gia đình Tái chế, tái sử dụng

quy định quản lý CTR trong Quy chế quản lý của Cụm, cụ thể: Cụm sẽ có quy định phân loại CTR tại nguồn, thành lập tổ thu gom, xây dựng khu tập kết CTR với phân khu riêng đối với CTR nguy hại, CTR sinh hoạt, CTR thông thường và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật.

3.6.7.2. Đối với các làng nghề còn hoạt động lẫn trong khu dân cư thì thôn, xã: Phải thực hiện các bước: xã: Phải thực hiện các bước:

- Lập danh sách, phân loại các hộ gia đình sản xuất nghề.

- Xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường trong làng nghề, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ sở sản xuất phải thực hiện việc phân loại CTR, thu gom, xử lý; quy định rõ trách nhiệm của trưởng thôn có làng nghề và cán bộ phụ trách môi trường của xã. Cụ thể như sau:

+ Những thành phần CTR nguy hại: chủ cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn nguy hại phải có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng qui định đưa về khu xử lý CTR nguy hại công nghiệp với tần suất tùy thuộc vào lượng CTR nguy hại phát sinh. Vì khối lượng CTNH ở các hộ gia đình sản xuất là ít do vậy quy định khi các hộ phát sinh một lượng CTNH nhất định sẽ báo trưởng thôn, trưởng thôn có trách nhiệm báo cáo cán bộ phụ trách môi trường để thông báo với đơn vị chức năng về vận chuyển, xử lý. Các hộ sản xuất nghề phải có trách nhiệm trả toàn bộ chi phí cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý.

+ Những thành phần CTR có thể tái chế, tái sử dụng: được các hộ sản xuất tái chế, tái sử dụng ngay tại hộ gia đình theo các hình thức khác nhau. Hơn nữa, các thành phần này bán cho các hộ gia đình làm nghề khác hoặc các cơ sở tái chế thu mua: CTR từ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm CTR sẽ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón,… CTR từ các làng nghề tái chế được phân loại bán tái chế, một số làng nghề khác sẽ tận dụng làm chất đốt trong sinh hoạt gia đình, trong đốt nồi hơi công nghiệp (mùn cưa, trấu),….

+ Những thành phần CTR thông thường sẽ do chủ xả thải hợp đồng với tổ vệ sinh môi trường của thôn, xã… thu gom, vận chuyển cùng CTR sinh hoạt đến các khu xử lý.

Quy trình thu gom, vận chuyển CTR làng nghề tại tỉnh Hưng Yên được để xuất theo mô hình 3.19.

Hình 3.18: Quy trình thu gom vận chuyển CTR làng nghề

3.6.7.3. Lựa chọn phương tiện lưu giữ, thu gom, vận chuyển

Để từng bước thu gom, vận chuyển CTR làng nghề đạt hiệu quả, cần đầu tư trang bị đầy đủ các hợp phần từ công đoạn phân loại, lưu giữ đến chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR làng nghề:

+ Thiết bị lưu giữ: Sử dụng bao gói, túi, thùng, bể... để lưu giữ CTR tại các nguồn phát sinh.

+ Thiết bị thu gom: Có thể dùng các xe đẩy tay, xe kéo cải tiến, công nông, thậm chí cả xe bò, xe ngựa kéo,... trong quá trình thu gom sơ cấp CTR từ các hộ sản xuất đến điểm tập kết.

+ Thiết bị vận chuyển: Sử dụng các loại xe chuyên dụng như xe cuốn ép, xe

KXL CTR tập trung

Khu xử lý CTR nguy hại

Tổ vệ sinh môi trường thu gom

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển bằng

phương tiện chuyên dùng

CTR thông thƣờng

Nguồn phát sinh CTR

Phân loại tại nguồn

CTR nguy hại

Điểm tập kết hoặc bãi rác của thôn/xã

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển bằng

phương tiệnchuyên dụng

CTR có thể tái chế, tái sử dụng

Chuyển đến các ngành nghề khác hoặc các cơ

ép nâng, xe tải trần, xe thùng... để thu gom và vận chuyển.

3.6.7.4. Quy hoạch điểm tập kết CTR làng nghề (Đối với trường hợp Làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư): nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư):

Để xác định vị trí, số điểm tập kết CTR cho làng nghề, bên cạnh dựa vào yếu tố số hộ gia đình làm nghề thì ngành nghề sản xuất đang phát sinh khối lượng hàng ngày bao nhiêu, đồng thời khoảng cách giữa các làng nghề cận kề là như thế nào.

Đối với thành phần có thể tái chế, tái sử dụng bán cho các cơ sở tái chế hoặc tận dụng; thành phần CTR thông thường sẽ được tập kết chung tại các điểm tập kết CTR sinh hoạt nông thôn, còn đối với thành phần CTR nguy hại sẽ hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nghề lưu giữ trong các thiết bị chuyên dụng, sau đó hợp đồng với các đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý.

Từ các căn cứ trên xác định các điểm tập kết chất thải rắn làng nghề cho một số làng nghề chính như sau:

TT Điểm tập kết Phạm vi phục vụ

Thành phố Hưng Yên

1 Thôn Điện Biên, xã Hồng Nam Làng nghề chế biến hoa quả

Huyện Tiên Lữ

1 Chọn các thôn Minh Khai, Quang Trung, Trần Phú, Lê Lợi, Tiền Phong xã Tân Hưng 2 điểm tập kết

Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của 5 thôn

2 Thôn Nội Lễ xã An Viên Làng nghề vận tải thủy, thôn Nội Lễ và một số làng nghề khác thôn Nội Mai xã An Viên

3 Điểm tập kết tại xã Phương Chiểu Làng nghề Long Nhãn, hạt sen, táo

Huyện Phù Cừ

1 Thôn Tống Xá, xã Tống Phan Làng nghề Mộc Tống Xá

Huyện Khoái Châu

1 Thôn Thiết Trụ Làng nghề sấy Táo Thiết Trụ

Huyện Kim Động

TT Điểm tập kết Phạm vi phục vụ

2 Thôn Tạ Trung, xã Chính Nghĩa Làng nghề xây dựng và tiền vàng mã 3 Thôn An Xá, xã Toàn Thắng Làng nghề Rượu Trương Xá và làng

nghề xây dựng An Xá

Huyện Mỹ Hào

1 Thôn Phan Bôi, xã Dị Sử Làng nghề tái chế phế liệu Phan Bôi 2 Thôn Quan Cù xã Phan Đình

Phùng

Làng nghề mộc dân dụng Quan Cù

3 Thôn Lỗ Xá, xã Nhân Hòa Các làng nghề trong thôn

Huyện Văn Lâm

1 Thôn Ngọc, xã Lạc Đạo Các làng nghề mộc trong xã

2 Thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang Làng nghề may da và làng nghề chế biến bóng bì

3 Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo Làng nghề tái chế kim loại (tạm thời trong thời gian làng nghề còn hoạt động) Về tuyến vận chuyển CTR cần kết hợp với vận chuyển CTR sinh hoạt nông thôn về nơi xử lý.

3.6.8. Quy hoạch mạng lưới các bãi chôn lấp, điểm tập kết CTR hợp vệ sinh, cơ sở xử lý CTR và đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý sinh, cơ sở xử lý CTR và đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý

3.6.8.1. Lựa chọn công nghệ xử lý

a) Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý CTR

- Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR phải căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất CTR của từng địa phương.

- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tái chế, thu hồi chất thải tạo ra nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ hạn chế chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất xây dựng.

- Việc lựa chọn công nghệ phải đảm bảo hạn chế và xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Lựa chọn các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cấp giấy phép hoạt động.

b) Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR

Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR bao gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau: (1) Nhóm tiêu chí 1: Phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương:

+ Thành phần, đặc tính và khối lượng CTR của địa phương.

+ Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn. + Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý.

+ Nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR. + Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và vận hành, duy tu sửa chữa). Cần phân tích, xem xét kỹ trong mối quan hệ với những yếu tố khác và đặc biệt là phải so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ, đất đai, chi phí thi công, thiết bị, vận hành.

+ Trình độ KHKT và năng lực cán bộ, nhân công + Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường.

(2) Nhóm tiêu chí 2: Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường).

(3) Nhóm tiêu chí 3: Tiêu chí kinh tế: ý nghĩa thiết thực của công nghệ xử lý được lựa chọn có phù hợp với điều kiện của địa phương, bao gồm:

+ Vốn đầu tư ban đầu

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng

+ Hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý.

(4) Nhóm tiêu chí 4: Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm: + Số lượng việc làm được tạo ra

+ Mức tiêu thụ năng lượng điện, nước + Thời gian xây dựng và hoạt động

+ Công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình + Nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất

Lựa chọn công nghệ xử lý CTR:

Trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí trên, tiến hành đánh giá, sàng lọc các công nghệ xử lý CTR: sinh hoạt, nông thôn, nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp, xây dựng và y tế. Các nội dung được đánh giá sàng lọc được trình bày trong các bảng dưới đây.

- Phƣơng án thiết kế khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô thôn/xã diện tích 1000 – 3000m2/BCL trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:

Mô hình xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn là mô hình nửa nổi, nửa chìm.

Khu chôn lấp: thiết kế gần đường giao thông nội bộ, nằm tại trung tâm bãi,

gần khu xử lý nước thải. Thuận tiện trong quá trình vận hành, liên hệ trực tiếp với khu xử lý nước thải.

Gia cố đáy, và thành ô chôn lấp bằng màng chống thấm HDPE dày 1 mm sau khi đã đầm nén đáy và thành ô chôn lấp đạt hệ số thấm từ 7 đến 10 cm/s.

Đào đất trong các ô, dùng để đắp bao phía ngoai, dự trữ làm vật liệu phủ bề mặt và đắp đê ngăn các ô.

Đường giao thong, đê chắn rác, bờ ngăn giữa các ô phải cao hơn đáy ô 3,5m; độ dốc mái taluy 1:0,75, đầm nén phải phẳng bề mặt, cứng nhưng vẫn phải đảm bảo hệ số thấm.

Đáy ô chôn lấp phải đảm bảo độ dốc để có thể thu gom nước rỉ rác, trung bình độ dốc khoảng 1%, khu gần ống thu gom nước rỉ rác là 3%.

Hệ thống thu gom nước rỉ rác:

chính chạy dọc theo độ dốc ô chôn lấp về hố thu, các tuyến nhánh dẫn nước về tuyến chính, các ống nhánh 150 mm, có lỗ khoan 10 -20 mm, khoảng cách giữa các lỗ từ 10 đến 20 mm, ông chính 300 mm, đặt ở độ nghiêng 1%; đảm bảo tốc độ dòng chảy trong ống đạt 0,5 – 1m/h, đảm bảo không bị tắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh hưng yên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)