Phân tích tích chủ nghĩa hiện thực chính trị 1 Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực chính trị

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 55 - 58)

1. Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực chính trị

Chủ nghĩa hiện thực chính trị là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau nhưng nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau:

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia - dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau.

Vì vậy, mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình thông qua việc cố gắng giành được nhiều nguồn lực. Điều này dẫn đến việc các quốc gia luôn trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới dạng quyền lực, khiến cho quốc gia không thể duy trì việc hợp tác lâu dài.

Chủ nghĩa hiện thực khuyên rằng các chủ thể chính trị phải tuân theo những quy định của sức mạnh. Nếu khác đi sẽ chuốc lấy thảm họa. Các nhà lãnh đạo theo đuổi những chính sách làm sao tối đa hóa sức mạnh của mình và không nên có những chính sách vượt quá giới hạn quyền lực của mình.

Đối với vấn đề liên minh, những nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng liên minh có thể tăng cường khả năng tự bảo vệ của nhà nước, nhưng không nên tin vào sự trung thành và trung thực của liên minh. Các nhà nước không bao giờ được giao phó trách nhiện bảo vệ bản thân cho các tổ chức an ninh quốc tế hoặc luật pháp quốc tế, thậm chí nên chống lại các nỗ lực điều chỉnh đạo đức quốc tế. Nếu tất cả nhà nước tìm các tối đa hóa quyền lực, sự ổn định sẽ đến từ việc duy trì cân bằng quyền lực bằng các hệ thống liên minh.

Chủ nghĩa hiện thực cũng khẳng định kinh tế ít liên quan đến an ninh quốc gia hơn vai trò của sức mạnh quân sự. Mặc dù kinh tế quan trọng và vẫn cần phải tăng trưởng sức mạnh kinh tế, để đè bẹp và tri phối kinh tế của đối phương, nhưng đó chỉ là những phương tiện để đạt được sức mạnh quốc gia và thanh thế quốc gia.

Các nhà chủ nghĩa hiện thực khao khát hòa bình nhưng lại tin rằng hòa bình chỉ có thể có được bằng sức mạnh, hoặc có thể tránh được chiến tranh bằng cách theo đuổi những mục tiêu mà mà người ta không thể dùng (hoặc không đủ) sức mạnh để đoạt lấy. Do vậy, điều cần thiết là hiểu được những mục tiêu và sức mạnh của đối phương, từ đó không đánh giá thấp khả năng của họ hoặc đe dọa từ lợi ích sống của họ.

2. Các biến thể của chủ nghĩa hiện thực chính trị

2.1. Chủ nghĩa hiện thực mới (neorealism) hay còn gọi là chủ nghĩa hiệnthực cơ cấu (structural realism) thực cơ cấu (structural realism)

Chủ nghĩa tân hiện thực nhấn mạnh cấp độ phân tích hệ thống quốc tế khi phân tích nguyên nhân các quốc gia tìm cách theo duổi hiện thực. Theo đó các nhà tân hiện thực cho rằng trong một hệ thống chính phủ, sự phân bổ quyền lực tương đối giữa các quốc gia trong hệ thống chính là yếu tố then chốt đối với an ninh quốc gia. Vì thế các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì càng có nhiều quyền lực thì vị trí của nước đó trong hệ thống thế giới càng cao và an ninh quốc gia càng

được đảm bảo. Chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng những tác nhân phi nhà nước có ảnh hưởng nhưng chỉ mang tính thứ yếu như các thể chế quốc tế UN, WTO, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia,…; không rút ra các nguyên nhân gây xụng đột quốc tế từ đặc tính bẩm sinh của con người mà từ môi trường vô chính phủ của quốc tế; mâu thuẫn giữa các nước có thể bị kìm nén nằng sự nhượng bộ, thỏa hiệp hoặc hợp tác - điều đó tùy thuộc vào cán cân sức mạnh của các bên.

2.2. Chủ nghĩa hiện thực tấn công (offensive realism)

Chủ nghĩa hiện thực tấn công coi các nhà nước bảo đảm an ninh của mình bằng cách tối đa hóa quyền lực một cách hung hãn. Nhà nước – dân tộc nào cũng có khả năng bị tấn công vũ trang nhưng lại không thể biết chắc ý đồ thực sự của các nước khác. Để đảm bảo an toàn tốt nhất hãy ra tay trước để chế ngự hoặc tiêu diệt kẻ thù tiềm năng, nhất là khi đã có đủ bằng chứng về mối nguy hiểm. Nhưng hiện nay người ta phê phán chủ nghĩa hiện thực tấn công ở chỗ nó đã lờ đi một điều: chí phí cho chiến tranh rất tốn kém; chiến tranh thậm chí có thể làm suy kiệt sưc mạnh của đất nước và dẫn nó đến tình trạng kém an ninh hơn. Sự tấn công phủ đầu trong chủ trương của chủ nghĩa hiện thục tấn công chỉ có thể thực hiện khi: Phe tấn công mạnh hơn và có đủ bằng chứng về sự nguy hiểm của nó.

2.3. Chủ nghĩa hiện thực phòng thủ (Defensive realism):

Cho rằng cán cân phòng thủ - tấn công luôn nghiêng về phía phòng thủ bởi điều này cũng giúp cho nhà nước đạt được sự an toàn. Một kho vũ khí hạt nhân của một quốc gia nào đó cũng đủ để chứng tỏ uy quyền khiến cho kẻ khác không dám đe dọa. Bên cạnh đó, một số nhà lý thuyết chủ nghĩa hiện thực phòng thủ cho rằng nếu một nước thể hiện cho nước khác ý định tốt của mình thì tình trạng đe dọa về an ninh sẽ được giải quyết.

Theo tinh thần của chủ nghĩa hiện thực phòng thủ, một quốc gia có thể gia tăng sức mạnh quân sự của mình nhưng chỉ nhằm gia tăng năng lực phòng thủ, tức là chỉ mua sắm vũ khí phòng thủ chứ không phải vũ khí tấn công. Điều này không khiến nước khác lo ngại mất cân bằng quyền lực có thể không dẫn đế tình trạng lưỡng nan về an ninh và chạy đua vũ trang. Trong trường hợp này công thức tổng số bằng không về an ninh không còn phù hợp. Tuy nhiên hiện thực lại cho thấy việc tăng cường phòng thủ vũ trang của mỗi nước sẽ dẫn tới việc chạy đua vũ trang giữa các nước với nhau, vì trong môi trường vô chính phủ, không có nước nào dám chắc về “ý định hòa bình” của nước khác cả. Hơn nữa việc trang bị vũ khí cho bản thân sẽ làm tiêu tốn không ít ngân sách quốc gia, làm cho các lĩnh vực khác bị yếu

đi như phúc lợi xã hội đầu tư kinh tế… Cũng như chủ nghĩa hiện thực tấn công, một số nội dung của chủ nghĩa hiện thực phòng thủ vẫn còn gây tranh cãi.

2.4. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển mới (Neoclassial realism)

Cho rằng các nhà nước khác nhau không những ở tương quan sức mạnh mà còn ở động cơ căn bản của chúng. Quan niệm của các nhà hoạch định chính sách và cấu trúc trong nội bộ mỗi nhà nước cũng tạo sự biến đổi cho cả hệ thống. Theo cách hiểu của chủ nghĩa hiện thực kiểu mới, hành động của các nước không những giải thích được thông qua hệ thống quốc tế, mà còn được giải thích thông qua các biến như hành động của các nhà nước khác, các biến nội bộ quốc gia như các thể chế nhà nước, giới tinh hoa và các tác nhân xã hội. Những điều đó ảnh hưởng tới sức mạnh và sự tự do hành động của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 55 - 58)