TIỂU SỬ HEGEL 1 Tiểu sử bản thân

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 72 - 73)

1. Tiểu sử bản thân

Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 trong một gia đình viên chức Nhà nước tại Stuttgart, thuộc lãnh địa Württemberg, miền tây nam nước Đức, là anh cả trong gia đình có ba anh em.

Hegel được nuôi dưỡng trong một môi trường Tin Lành ngoan đạo. Mẹ ông đã dạy tiếng Latin cho ông từ rất sớm.

Năm 1801, Hegel đến Jena và làm việc với tư cách một giảng viên, sau đó trở thành Giáo sư. Tại đây, ông đã hoàn thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông – Hiện tượng học về tinh thần (“Phenomenology of Spirit” – 1807).

Tháng 11/1808, Hegel làm Hiệu trưởng một trường dòng ở Nuremberg trong tám năm (đến 1816). Tại đây, ông đã đưa tác phẩm Hiện tượng học về tinh thần vào giảng dạy. Trong thời gian này, ông xuất bản tác phẩm chính yếu thứ hai của ông: Khoa học về Logic (3 tập vào các năm 1812, 1813, 1816).

Năm 1816, Hegel đến Đại học Heidelberg. Ngay sau đó, năm 1817, ông cho xuất bản Đại cương Bách khoa thư về khoa học triết học (The Encyclopedia of the Philosophical Sciences in Outline) dưới hình thức tóm lược triết học của ông để giảng dạy tại Heidelberg.

Năm 1818, Hegel đến dạy tại Đại học Berlin và đến đây làm Chủ tịch Triết học. Năm 1821, ông cho xuất bản tác phẩm Triết học pháp quyền (1821). Ông gắn bó ở đây và qua đời vào ngày 14/11/1831 vì bệnh dịch tả.

Những năm tháng cuối đời, Hegel tập trung giảng dạy về mỹ học, lịch sử triết học, triết học tôn giáo, triết học lịch sử.

Ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng Hy Lạp (Parmenides), Hegel còn đọc các tác phẩm của triết gia Hà Lan Baruch Spinoza, văn hào Pháp Jean Jacques Reussau và các triết gia Đức Immanuel Kant, Johan Gottlieb Fichte, Schelling. Dù ông thường xuyên bất đồng với những triết gia này nhưng ảnh hưởng của họ trong các tác phẩm của ông là rất rõ ràng.

2. Điều kiện kinh tế – xã hội hình thành tư tưởng triết học của Hegel

Điều kiện kinh tế – xã hội hình thành nên tư tưởng triết học Hegel là cũng là điều kiện kinh tế – xã hội của triết học cổ điển Đức.

Nước Đức từ cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình, lạc hậu về kinh tế và chính trị, giai cấp tư sản mới ra đời còn non yếu về mọi mặt; quần chúng lao động bất bình với chế độ đương thời.

Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế – xã hội, sự phát triển của khoa học đã đòi hỏi giai cấp tư sản Đức phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội và con người. Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu, muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mới ra đời nên còn yếu kém về số lượng, kinh tế và chính trị nên họ không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn mà chỉ tiến hành cách mạng trên phương diện tư tưởng, tức là muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết các vấn đề phát triển đất nước. Chính điều đó quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức nói chung và triết học của Hegel nói riêng, chứa đựng nội dung cách mạng nhưng hình thức cực kỳ rối răm, duy tâm bảo thủ; đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w