hiện nay
Một là, vấn đề giáo dục. Giáo dục trong mọi thời đại luôn được coi là quốc sách, đặc biệt là ngày nay, khi xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong thời đại toàn cầu hóa, tri thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh hơn. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là một phương án tối ưu, mang tính lâu dài, bền vững, đem lại hiệu quả to lớn, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng hơn cùng với bạn bè quốc tế.
Hai là, cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp. Hiện nay, đối mặt với những vấn đề những ảnh hưởng xấu của toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc, hết sức cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng. Đối với xu thế phát triển mang ý nghĩa tiến bộ, chúng ta phải có thái độ khẳng định và tích cực, đồng thời phải lợi dụng triệt để nhưng cơ hội do nó đem lại để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ba là, cần lợi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là “con dao hai lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Do vậy, bước đi của chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cần phải hết sức thận trọng để có thể tranh thủ và lợi đụng triệt để mặt tích cực trên cơ sở phát huy thế mạnh của chính mình, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực do nó đem lại.
Bốn là, cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh tranh và khả năng "tự miễn dịch " trước các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế. Nếu chúng ta không tự tìm ra và phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, không tìm ra được những phương thức "tác chiến" phù hợp, có hiệu quả thì trước sau cũng bị các thế lực "cá lớn" nuốt trôi.
Năm là, việc hoạch định và thực thi mọi chủ trương, chính sách ở tất cả các cấp, các ngành trong quá trình tham gia toàn cầu hóa kinh tế cần được đặt trong mối tương quan giữa kinh tế với chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.