Quan điểm về lý luận nhận thức trong lịch sử triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và cận đạ

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 30 - 31)

2. Các quan điểm chính trong lịch sử triết học của lý luận nhận thức

2.5 Quan điểm về lý luận nhận thức trong lịch sử triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và cận đạ

phục hưng và cận đại

a) Quan điểm của Phranxi Bêcơn

Theo Phranxi Bêcơn, nhiệm vụ của triết học là nhận thức thế giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạo của nó. Trong lý luận nhận thức, Phranxi Bêcơn chỉ ra những hạn chế và sai lầm trong nhận thức mà ông gọi là các ngẫu tượng. Phranxi Bêcơn chỉ ra bốn loại ngẫu tượng. Ngẫu tượng loài là sự nhầm lẫn giữa bản chất trí tuệ của con người với bản chất khách quan của sự vật. Do vậy, phản ánh xuyên tạc, bóp méo sự vật. Ngẫu tượng hang động: Mỗi cá nhân có đặc thù nhân cách, tâm lý, chủ quan, làm cho nhận thức của họ bị xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Ngẫu tượng thị trường: Do sự sùng bái người nào đó, do sự thiếu chuẩn xác về khoa học, ngôn ngữ, dẫn tới ủng hộ quan điểm giáo điều. Ngẫu tượng nhà hát: Đề cập tới ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm, làm cản trở nhận thức chân lý.

Theo Phranxi Bêcơn, từa xưa con người chủ yếu sử dụng 2 phương pháp nhận thức là phương pháp con nhện và con kiến. “Phương pháp con nhện” xuất phát từ một vài bằng chứng và cứ liệu vụn vặt đã đưa ra kết luận vội vàng về bản chất. Cách này như con nhện chăng tơ vội vàng. “Phương pháp con kiến” là miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm, song, thiếu sự khái quát, rút ra kết luận đúng đắn. Phương pháp này không giúp chúng ta hiểu bản chất sự vật.

Phranxi Bêcơn đã đưa ra “Phương pháp con ong” nhằm khắc phục hạn chế của 2 phương pháp trên. Đó là hướng tư duy vào khái quát và diễn giải các tài liệu do cảm giác đem lại, “chế biến” tài liệu cảm tính, giống con ong chế biến mật từ phấn hoa. Phranxi Bêcơn coi phương pháp thực nghiệm là công cụ chủ yếu nhận thực khoa học; khoa học cần nhận thức giới tự nhiên, chứ không cần những giáo lý của thần học.

b) Quan điểm của Đavít Hium

Lý luận nhận thức của Hium xây dựng trên cơ sở kết quả cải biến chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béccơli theo tinh thần của thuyết không thể biết và hiện tượng luận (một học thuyết triết học cho rằng con người, chỉ nhận biết được hiện tượng bề ngoài của sự vật, mà không thể xâm nhập được vào bản chất của chúng, tách rời hiện tượng và bản chất).

Trung tâm trong lý luận nhận thức của Hium là học thuyết về tính nhân quả. Ông đã giải quyết vấn đề mối liên hệ nhân quả theo lập trường thuyết không thể biết. Ông cho rằng sự tồn tại của các mối liên hệ này là không thể chứng minh được, bởi vì, cái mà người ta cho là kết quả thì lại không thể chứa đựng trong cái nguyên nhân, về mặt lôgíc không thể rút kết quả từ nguyên nhân, kết quả không giống nguyên nhân. Nói cách khác, theo Hium, tính nhân quả không phải là một quy luật của tự nhiên mà chỉ là thói quen tâm lý.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w