Quan điểm về lý luận nhận thức trong lịch sử triết học Mác – Lênin

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 32 - 34)

2. Các quan điểm chính trong lịch sử triết học của lý luận nhận thức

2.7Quan điểm về lý luận nhận thức trong lịch sử triết học Mác – Lênin

a) Quan niệm về bản chất nhận thức

Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được minh chứng bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

b) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức mácxít nói riêng. Theo, triết học Mác – Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế được cho nhau song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Thực tiễn không chỉ là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.

c) Biện chứng của quá trình nhận thức

Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

d) Cấp độ của quá trình nhận thức

Có nhiều các tiếp cận để tìm hiểu về các cấp độ của quá trình nhận thức. Nếu căn cứ trên mức độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng nhận thức, có thể chia nhận thức thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nếu căn cứ trên tính chất tự phát hay tự giác của quá trình nhận thức, có thể chia nhận thức thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học, v.v..

e) Vấn đề chân lý

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Quan niệm như vậy về chân lý cũng có nghĩa xác định chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức. Nó được hình thành, phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Như vậy, trên cơ sở kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế của các trào lưu triết học trước đó, triết học Mác – Lênin đã xây dựng quan niệm đúng đắn, khoa học về lý luận nhận thức. Đặc biệt với việc khẳng định nhận thức là sự

phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ rõ con đường biện chứng của nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý v.v…, triết học Mác – Lênin thực sự có những đóng góp quan trọng và sự phát triển của lý luận nhận thức./.

Đề tài: Lý giải sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội theo con đường cổ sinh học và con đường bào thai học. Vận dụng vào Việt Nam.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là “hòn đá tảng” của chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại nhất của Mác. Đó là sự vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nguyên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, nhằm làm sáng tỏ cơ sở vật chất của đời sống xã hội, cơ cấu tổng thể của xã hội và những quy luật căn bản nhất của sự vận động, phát triển của xã hội loài người.

Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao chính là phát triển theo con đường cổ sinh học; nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó chính là phát triển theo con đường bào thai học. Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Với những nội dung khoa học và cách mạng đó, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nói riêng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung đã trở thành cơ sở lý luận triết học đặc biệt quan trọng trong việc xác định và giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của tiến trình cách mạng Việt Nam trước đây và trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội còn cung cấp những phương pháp luận căn bản cho việc nhiên cứu của các ngành khoa học xã hội, nhân văn. Phương pháp tiếp cận theo cách nhìn duy vật biện chứng về xã hội và lịch sử trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là phương pháp luận khoa học, nhờ đó có thể khắc phục được những sai lầm và hạn chế của các quan điểm duy tâm, tôn giáo, duy vật siêu hình và duy vật tầm thường trong nghiên cứ về xã hội và lịch sử nhân loại.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các bài tiểu luận triết học cao học (Trang 32 - 34)