triết học của Hegel
Triết học của Heghel đã đạt đến mức độ đỉnh cao tại thời đại của ông. Vai trò của triết học Heghel mà cái hạt nhân của nó là phép biện chứng dã thể hiện không chỉ trong triết học mà trong mọi ngành khoa học khác, trong thực tiễn đời sống xã hội. Tuy nhiên, do những hạn chế bởi nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định, triết học Heghel nói chung và phép biện chứng duy tâm của Heghel nói riêng đã không đạt đến chân lý của sự nhận thức. Những hạn chế trong triết học của Heghel xuất phát từ thế giới quan duy tâm, bởi tư tưởng của bản thân và ảnh hưởng của xã hội đương thời.
Thứ nhất: Ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm, nguyên lý xuất phát và xuyên suốt toàn bộ Triết học Heghel là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Toàn bộ thực tại khách quan (tự nhiên và lịch sử thế giới) là biểu hiện của lý tính thế giới hay tinh thần thế giới mà Heghel gọi là ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối có trước tự nhiên và loài người, trải qua một quá trình phát triển lịch sử, tự nhận thức về bản thân. Hệ thống duy tâm, bảo thủ, khép kín và giả tạo của Triết học Heghel mâu thuẫn sâu sắ với phương pháp biện chứng có tính chất cách mạng triết học này. Và đó là lý do để xét phép biện chứng của Heghel là bị lộn ngược đầu xuống đất. Tất cả cái tài tình, cái hợp lý của phép biện chứng của ông là bị sử dụng để tô điểm, bao phủ cho một thế giới quan đầy mâu thuẫn và lầm lạc. Phép biện chứng duy tâm của ông như một tấm áo giáp hoàn hảo nhưng lại khoác lên mình một chiếm binh ốm yếu và đầy hoang mang. Chính vì thế, khi Mác phát hiện ra phép biện chứng, khi sử dụng nó trở thành phương pháp luận cho thế giới quan duy vật, ông đã có thể đập tan mọi luận điệu sai lầm và phản động Heghel, mang lại thắng lợi lớn lao cho chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chính thế giới quan duy tâm đã làm cho triết học Heghel yếu ớt và đầy mâu thuẫn. Và đó lại chính là nguồn gốc khiến cho nó gặp phải những hạn chế vốn có của triết học duy tâm cũng như một só hạn chế riêng nó.
Thứ hai: Heghel tuyên bố triết học của mình là đỉnh cao của nền triết học và không thể phát triển hơn học thuyết của mình, và điều đó làm cho phép biện chứng của ông trở thành một hệ thống triết học đóng. Nguyên nhân về mặt chủ quan do Heghel nhận định là ông quá tài giỏi so với người cùng thời để ông cho triết học của mình là đỉnh cao. Song cái chính phải xuất phát từ chính thế giới quan của ông khi ông thừa nhận ý niệm tuyệt đối là có trước vafquyeets định thế giới tự nhiên và xã hội. Do đó sự vận động của thế giới tự nhiên và xã hội chẳng qua là
quá trình phát triển của nhận thức con người, đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh và cuối cùng cái nhận thức ấy phản ánh chính xác ý niệm tuyệt đối, khi đã đạt được điều đó nó không thể tiến thêm được nữa. Khẳng định của ông mâu thuẫn với chính cái biện chứng của ông, nó làm cho phép biện chứng của ông giảm đi sức sống và sự vĩ đại vốn có
Thứ ba: Nếu thế giới quan duy tâm là nguyên nhân dẫn đến một hệ thống triết học đóng thì chính cái tư tưởng đó cũng là nguồn gốc đưa đến rất nhiều quan điểm muâ thuẫn khác trong phép biện chứng duy tâm, trong việc giải thích các vân sđề xã hội. Quan điểm chính trị phản động Heghel, đặc biệt trong thời kỳ hoạt động cuối đời của ông, phản ánh tình trạng mâu thuẫn của giai cấp tư sản Đức, kkhuyenh hướng thỏa hiệp của nó với các thế lực phong kiến. Heghel ủng hộ chế độ quan chủ lập hiến, bênh vực nhà nước quân chủ phản động Phổ cho đó là đỉnh cao của sự phát triển. Như vậy ông đã nhận thức sai lần về khái niệm nhà nước, thừa nhận cái tuyệt đối của nó. Do đó ông cũng như các nhà triết học trước kia chỉ tìm cách giiar thích mà không tìm ra con đường đúng đắn để cải tạo xã hội hiện thực. Điều đó lần nữa phản ánh triết học đóng, cái duy tâm và cái không biện chứng của nhà triết học biện chứng Heghel
Qua việc trình bày một số quan điểm triết học của Hegel về duy tâm, con người chúng ta thấy được sự vận dụng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng của Hegel, tức là phương pháp nêu mâu thuẫn và biểu diễn quá trình biến chuyển của mâu thuẫn. Hegel là người có công phê phán tư duy siêu hình và cũng là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, trong sự liên hệ, vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Chính vì thế, phương pháp của Hegel đã phản ánh đầy đủ hơn quá trình lịch sử thực tế, đồng thời cho rằng trong mỗi giai đoạn nhất định đều có những mâu thuẫn nội bộ nhất định, và sự phản ánh quá trình đó được thực hiện một cách có thứ tự, hệ thống. Tuy nhiên, Hegel cho rằng quá trình phát triển vật chất là do mâu thuẫn của hoạt động tinh thần, dẫn đến khẳng định tinh thần quy định sự tiến hóa, hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới. Do đó, ông đã khẳng định việc con người sáng tạo thế giới lịch sử.
Triết học duy tâm chủ quan của Hegel là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức, ông là người đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng biện chứng duy tâm, đã triển khai các phạm trù và quy luật của phép biện chứng xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối”.Trong hệ thống triết học duy tâm của mình, Hegel không chỉ trình bày các
phạm trù như: chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn mà ông còn là người có thể diễn đạt được một số các quy luật theo phương pháp biện chứng như quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định với tư cách là sự phát triển đi lên theo hình xoắn ốc và quy luật mâu thuẫn với tư cách là nguồng gốc động lực của sự phát triển.
Học thuyết triết học của Hegel đã đưa phương pháp biện chứng thành trung tâm, thành hạt nhân chủ yếu của toàn bộ mọi vấn đề của triết học. Phương pháp tư duy biện chứng đã được Hegel nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và có căn cứ vững chắc, đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chưa từng từng có trong lịch sử triết học trước Marx. Phép biên chứng của Hegel biểu hiện ra là lý luận nhận thức, hình thức cao nhất của logic học, của tư duy logic.
Chính phép biện chứng duy tâm khách quan của Hegel đã trở thành một trong những tiền đề lý luận trực tiếp cho triết học Marx ra đời. Chính Marx đã đánh giá cao tư tưởng của Hegel: “tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện hạt nhân hợp lý đằng sau cái vỏ thần bí của nó”. Marx đã kế thừa hạt nhân hợp lý trong tư tưởng triết học của Hegel là phép biện chứng để phát triển thành phép biện chứng duy vật biện chứng triệt để nhất. Như vậy, nhờ vào tiền đề phép biện chứng của Hegel và sự nhận thức thế giới khách quan dụy vật của Marx, mà triết học đã xuất hiện lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận chủ nghĩa Marx-Lenin.
Hegel tuy có tư tưởng xuất sắc về phép biện chứng, có sự khái quát, phân tích các khái niệm, phạm trù triết học sâu sắc nhưng do xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan nên các học thuyết, tư tưởng của ông còn mang đậm màu sắc thần bí, xa rời thực tế. Mặt khác, việc thừa nhận “ý niệm tuyệt đối”, “ ý niệm đạo đức”, tư tưởng về nhà nước, pháp quyền như là sự hiện thực lý tưởng của đạo đức đã khiến triệt học của Hegel không nhìn ra được các quy luật khách quan của đời sống xã hội, để tạo nên thế giới quan, phương pháp luận có thể cái tạo thực tiễn xã hội. Triết học của Hegel đầy mâu thuẫn, là một hệ thống duy tâm mà thực chất của nó “là ở chỗ lấy cái tâm lý làm điểm xuất phát, từ cái tâm lý suy ra giới tự nhiên” (Lenin).
Hệ thống tư tưởng triết học của Hegel đã trở thành một điểm nhấn trong lịch sử phát triển của triết học nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng. Mặc dù không thể tránh khỏi những thiếu sót phần vì mang cái gọi là “hạn chế của lịch sử”, phần vì do chính bản thân của Hegel, song chúng ta không thể phủ nhận giá trị to lớn mà triết học, mà điển hình là phép biện chứng của ông mang lại. Phép biện chứng đó không chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp của triết học mà còn đóng vai trò là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu và phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Bài tập nhóm 8: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức I. Thực tiễn
- Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm:
Các nhà triết học duy tâm cho rằng hoạt động rằng hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn.
Các nhà triết học tôn giáo lại cho rằng hoạt động sáng tạo ra vụ trụ của lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.
Đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô lại cho rằng thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
Các nhà thực dụng Mỹ hiện đại cho thực tiễn là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất.
- Khắc phục những yếu tố sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan niệm về thực tiễn và của các nhà triết học trước đó,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Vậy thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Từ định nghĩa trên cho thấy, thực tiễn có 3 đặc trưng sau:
+ Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải dùng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng.
+ Thứ hai, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội. Nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người và trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định, bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử – cụ thể nhất định.
+ Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích – nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có 3 hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao
động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.
Thứ hai, hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ ba, thực nghiệm khoa học là 1 hình thức đặc biệt của thực tiễn. Đây là hoạt động đc tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động quan lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động khác. Bởi vì nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Còn các hình thức hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển.
Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản đó làm cho thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng có vai trò quan trọng đối với nhận thức.