Hoạt động chính và sản phẩm kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận tốt nghiệp: Tái tạo thương hiệu Nguyên Sa Shop (Trang 39)

Hoạt động chính của công ty trong những năm qua là sản xuất các trang phục và phụ kiện dành cho nam giới theo phong cách trẻ trung và năng động (trừ các trang phục đƣợc làm từ da thú). Bên cạnh đó, Công ty còn có một hệ thống phân phối chuyên doanh các sản phẩm đƣợc sản xuất, may mặc trực tiếp từ công ty nhƣ quần áo, giày dép, mũ nón… đến tay ngƣời tiêu dùng bằng các hệ thống bán lẻ trải rộng từ Đà Nẵng

vào tới Cần Thơ. Ngoài ra, công ty còn không ngừng phát triển trong lĩnh vực bán buôn vải sợi, vải lụa với giá cả phải chăng

 Các sản phẩm kinh doanh chính

 Trang phục dành cho nam giới: Áo khoác, áo sơ mi, vest, áo thun, quần jean, quần kaki, quần short…

 Phụ kiện dành cho nam giới: Mũ, giày, dây nịt…

 Vải các loại. 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và hệ thống khối văn phòng theo sơ đồ:

Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa

Giám đốc Quản lý Marketing Quản lý sản xuất Quản lý bán hàng Cửa hàng trƣởng Chi nhánh NV Bán hàng NV Bán hàng Cửa hàng trƣởng Đại lý NV bán hàng NV Bán hàng Quản lý kho Dịch vụ khách hàng Phó giám đốc

2.1.1.4 Trụ sở kinh doanh

Hiện tại, trụ sở hoạt động chính của công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa đặt tại 1/1A Trƣờng Sơn, phƣờng 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi mà toàn bộ nhân viên của Nguyên Sa làm việc với nhau và với đối tác.

Trung tâm Nguyên Sa gồm có 3 tầng: Tầng 1 gồm có khối văn phòng và phòng khách; Tầng 2 là bộ phận thiết kế, lên mẫu và kho vải; Tầng 3 là kho thành phẩm.

Khối văn phòng nằm ở tầng 1, bao gồm các phòng ban: Marketing và Design, Dịch vụ khách hàng, Quản lý sản xuất, Kế toán, Lƣu kho, Bán hàng…

Kho vải cũng nhƣ thành phẩm của công ty cũng đƣợc đặt tại đây. Vì vậy, tất cả các hoạt động chuyển giao hàng hóa từ công ty đến các đại lý, chi nhánh và các trung gian phân phối khác cũng đƣợc thực hiện tại trụ sở kinh doanh.

2.1.1.5 Hệ thống phân phối

Hiện tại, hệ thống phân phối của Nguyên Sa bao gồm 3 chi nhánh và hơn 25 đại lý trải dài từ Đà Nẵng tới Cần Thơ.

 Chi nhánh

- Trung tâm: 475, Sƣ Vạn Hạnh, Phƣờng 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. - Outlet: 379 Cách Mạng Tháng 8, Phƣờng 11, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. - Cửa hàng chính: 17 Bắc Hải, Phƣờng 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

 Đại lý

- Thành phố Hồ Chí Minh (19 đại lý) - Bình Dƣơng (2 đại lý)

- Biên Hòa(2 đại lý) - Cần Thơ (1 đại lý)

- Phú Yên (1 đại lý) - Đà Nẵng(1 đại lý)

- Đồng Nai (1 đại lý)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh (2011-2013)

Bảng 2. 1: Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Doanh Thu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Giá trị Giá trị Giá trị Tuyệt đối

Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối(%) Bán lẻ 8.675.432 14.254.387 10.793.653 5.578.955 164,31 -3.460.734 75,72 Bán sỉ 10.567.342 25.986.578 13.758.373 15.419.236 245,91 -12.228.205 52,94 Khác 1.098.245 608.245 687.439 -490.000 55,38 79.194 113,02 Tổng 20.341.019 40.849.210 25.239.465 20.508.191 200,82 -15.609.745 61,79

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-2013, phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh công ty)

Nhận xét:

Sự tăng giảm tổng doanh thu:Trong 3 năm từ 2011-2013 tổng doanh thu công ty có một sự biến động mạnh, cụ thể: Năm 2012 doanh thu tăng 20,508,191 nghìn đồng tƣơng ứng tăng đạt mức 200,82% so với năm 2011,nhƣng đến năm 2013 thì giảm 15,609,745 nghìn đồng tƣơng ứng chỉ đạt 61,79% so với năm 2012.

Biến động cơ cấu doanh thu: Doanh thu từ hoạt động bán lẻ của công ty năm 2012 tăng 64,31% so với năm 2011 nhƣng bên cạnh đó doanh thu từ bán sỉ năm 2012 lại tăng hơn 145,91% so với năm 2011 cho thấy có sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu từ năm 2011 sang năm 2012 theo hƣớng giảm tỷ trọng bán lẻ và tăng tỉ trọng doanh thu từ hoạt động bán sỉ. Đến năm 2013 thì có một sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu theo hƣớng ngƣợc lại so với năm 2012 (tăng tỉ trọng doanh thu bán lẻ và giảm tỉ trọng doanh thu bán sỉ).

Nguyên nhân:

Năm 2012 công ty có sự gia tăng đột biến về doanh thu là do công ty có sản phẩm phù hợp thời trang với giá rẻ chiếm đƣợc cảm tình trong lòng khách hàng, đối thủ cạnh tranh ít và chƣa phát triển. Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng và phát triển hệ thống phân phối.

Năm 2012 có sự gia tăng tỉ trọng của hoạt động bán sỉ là do nhiều chủ đầu tƣ hợp tác nhận làm đại lí cho Nguyên Sa làm gia tăng doanh thu trong hoạt động bán sỉ một cánh mạnh mẽ nên khiến cho cơ cấu doanh thu có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng hoạt động bán sỉ so với hoạt động bán lẻ của công ty.

Năm 2013 thì có sự giảm mạnh về doanh thu công ty là do sự xuất hiện và phát triển của quá nhiều đối thủ cạnh tranh ( thời trang cát sa, thời trang Yame, Kapo, PT200…) trong phân khúc thời trang nam giá rẻ làm cho thị phần của công ty giảm đi, bên cạnh đó để theo đuổi mục tiêu chi phí thấp thì chất lƣợng sản phẩm của công ty không còn đáp ứng đƣợc cho nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng, các đại lý gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, lƣợng hàng trả về nhiều và công ty phải chấm dứt hợp tác với một số đại lí kinh doanh không hiệu quả vì vậy cơ cấu doanh thu năm 2013 có sự chuyển dịch ngƣợc lại so với năm 2012 (giảm tỉ trọng hoạt động bán sỉ, tăng tỉ trọng hoạt động bán lẻ ).

Nhìn chung vào phân tích trên, ta có thể thấy tất cả các hoạt động phân phối của công ty đều có sự tặng nhẹ trong năm 2012 tuy nhiên lại giảm mạnh vào năm 2013. Đặc biệt, hoạt động bán sỉ của công ty có sự giảm mạnh hơn rất nhiều so với hoạt động bán lẻ, điều này có thể thấy do công ty chƣa quản lý chặt chẽ các đại lý độc quyền của mình khiến cho họ có sự pha trộn hàng hóa khác vào chung với sản phẩm của công ty. Điều này sẽ không chỉ ảnh hƣởn đến doanh số bán ra của Nguyên Sa mà còn ảnh hƣởng mạnh mẽ đến uy tín thƣơng hiệu.

Bảng 2. 2: Phân tích tình hình chi phí công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chi phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối (%) Tƣơng đối(%) Tuyệt đối (%) Tƣơng đối(%) Giá vốn 6.652.987 11.983.527 9.373.652 5.330.540 180,12 -2.609.875 78,22 Bán hàng và quản lý 1.809.256 2.623.445 2.886.570 814.189 145,00 263.125 110,03 Khác 286.342 645.896 467.981 359.554 225,57 -177.915 72,45 Tổng 8.748.585 15.252.868 12.728.203 6.504.283 174,35 -2.524.665 83,45

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-2013, phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh công ty)

Nhận xét:

Tổng chi phí của công ty có sự tăng mạnh vào năm 2012 và giảm lại vào năm 2013, cụ thể: Năm 2012 tổng chi phí tăng 6,504,283 nghìn đồng tƣơng ứng tăng 74,35% so với năm 2011, nhƣng đến năm 2013 giảm chỉ còn 83,45% so với năm 2012.

Chi phí giá vốn năm 2012 tăng 5,330,540 nghìn đồng tƣơng ứng tăng 80,12% so với năm 2011 nhƣng vào năm 2013 thì chi phí giá vốn chỉ còn ở mức 78,22% so với năm 2012.

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp có xu hƣớng tăng liên tục từ năm 2011 đến 2013, cụ thể; năm 2012 tăng 45% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 10,03% so với năm 2012.

Nguyên nhân:

Chi phí giá vốn năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh; lƣợng hàng hóa đƣợc sản xuất ra nhiều hơn và giá nguyên vật liệu tăng. Chi phí giá vốn năm 2013 lại giảm là do lúc này lƣợng tiêu thụ của công ty trên thị trƣờng thấp, buộc công ty phải hạn chế sản xuất.

Mặt khác, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp liên tục tăng là do công ty đầu tƣ phát triển nhân sự, xây dựng hệ thống quản lí thông qua phần mềm, đầu tƣ nhiều vào trang trí cửa hàng của chi nhánh và đại lý.

Năm 2012 có sự gia tăng nhiều hơn năm 2013 là do trong giai đoạn này công ty cần nhiều nhân sự hơn cũng nhƣ việc phát triển thêm nhiều đại lí mới làm cho chi phí bán hàng và quản lí tăng lên, trong khi đó thì năm 2013 hệ thống đại lý cũng nhƣ nhân sự đã đƣợc hoàn thiện hơn năm 2012.

Bảng 2. 3: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Tổng lợi nhuận

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối(%) Tƣơng đối(%) Tuyệt đối(%) Tƣơng đối(%) Lợi nhuận trƣớc thuế 11.592.434 25.596.342 12.511.262 14.003.908 220,80 -13.085.080 48,88 Nộp ngân sách nhà nƣớc 2.898.109 6.399.086 3.127.816 3.500.977 220,80 -3.271.270 48,88 Lợi nhuận sau thuế 8.694.326 19.197.257 9.383.447 10.502.931 220,80 -9.813.810 48,88

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011-2012, phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh công ty)

Nhận xét:

Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm tƣơng đối cao, công ty hoạt động có hiệu quả đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nƣớc, nhƣng lợi nhuận có một sự biến động mạnh trong giai đoạn 2011-2013, tăng đạt 220,8% vào năm 2012 so với năm 2011 nhƣng vào năm 2013 chỉ đạt đƣợc 48,88% so với lợi nhuận năm 2012.

Phân tích nguyên nhân:

Để phân tích nguyên nhân của sự biến động lợi nhuận ta xem xét sự biến động của doanh thu và chi phí của công ty, ta thấy: Năm 2012 công ty có lƣợng doanh thu tăng đột biến bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng nhƣng tốc độ tăng chi phí không cao bằng tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty vào năm 2012 tăng cao.

Năm 2013, tình hình doanh thu không đƣợc tốt bên cạnh đó thì chi phí quản lí và bán hàng tăng, giá nguyên vật liệu tăng làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi nhiều so với năm 2011.

2.1.3 Định hướng phát triển của công ty

Định hƣớng phát triển của công ty ngay từ những ngày đầu là sản xuất và mang đến cho phái mạnh những trải nghiệm tốt nhất trong các mẫu thiết kế hợp thời trang nhất, chất lƣợng tốt nhất mà giá cả thì cực kì hợp lý. Vì thế, trong 3 năm qua công ty đã không ngừng mở rộng thị trƣờng và cho ra đời hàng ngàn mẫu sản phẩm độc đáo, trẻ trung và giá cả phải chăng.

Trong thời gian tới, Nguyên Sa Shop sẽ có xu hƣớng tập trung nhiều hơn nữa về chất lƣợng sản phẩm bán ra, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm tạo nền móng cho sự cạnh tranh mạnh mẽ sau này. Mặt khác, hệ thống phân phối của công ty cũng sẽ đƣợc

chọn lọc hơn, loại bỏ các thành viên kênh phân phối không đủ phẩm chất, điều kiện… đồng thời mở rộng thêm các trung gian phân phối nhƣ Thƣơng mại điện tử và kênh phân phối siêu thị. Và hơn thế nữa, công ty sẽ tập trung vào Marketing nhằm định vị lại thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng đồng thời để ra các chiến lƣợc cạnh tranh đúng đắn và hiệu quả để đạt đƣợc doanh số và lợi nhuận.

2.1.4 Kết luận

Dựa vào những gì phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng, mặc dù công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa có tuổi đời 3 năm và có hệ thống phân phối rộng khắp, tuy nhiên mức doanh thu của Nguyên Sa Shop đã giảm đáng kể trong 3 năm 2011 – 2013. Điều này chính là tiếng chuông báo động đòi hỏi công ty phải có những hành động khắc phục kịp thời trong thời gian tới.

2.2 GIỚI THIỆU THƢƠNG HIỆU NGUYÊN SA SHOP CỦA CÔNG TY TNHH

THỜI TRANG NGUYÊN SA

Trong thời gian qua, em đã thực hiện một bản khảo sát với sự tham gia của 100 bạn nam nữ có độ tuổi từ 18 đến 35 nhằm tìm ra đƣợc đặc điểm về thị trƣờng thời trang nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng có thể tìm kiếm đƣợc nhu cầu thời trang nam trong giới trẻ hiện nay nhƣ thế nào, để từ đó có cái nhìn khách quan về vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng để và hƣớng đi mới cho doanh nghiệp phát triển.

2.2.1 Tổng quan thị trường thời trang nam hiên nay.

Hiện nay, thời trang nam là một thị trƣờng vô cùng sôi động và là một miếng mồi béo bở để cho hàng loạt các doanh nghiệp xâu xé, tranh giành. Chỉ tính trên thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh, đến đầu năm 2014, đã có hàng loạt các cửa hàng thời trang có bán sản phẩm thời trang nam xuất hiện trên thị trƣờng khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thách thức. Vô hình chung đã tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh vô cùng gay gắt và dữ dội trong ngành hàng này.

Một thống kê của bản khảo sát đƣợc thực hiện trong thời gian qua, khi đƣợc hỏi về nơi các bạn thƣờng xuyên mua các sản phẩm thời trang dành cho nam giới, thì 84% trả lời rằng họ thƣờng mua ở các shop thời trang, 34% nói họ mua ở siêu thị, 33% ngƣời đƣợc khảo sát mua ở chợ, 32% online và chỉ có 8% ngƣời đƣợc hỏi quyết định về quê mua đồ.

Hình 2. 2: Vị trí khách hàng thƣờng chọn mua sản phẩm thời trang nam

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng, đa phần giới trẻ ngày nay đều chọn mua các sản phẩm thời trang nam tại các cửa hàng thời trang và chính điều đó đã khiến cho sự phát triển của các cửa hàng thời trang tăng nhanh đột biến.

Cũng trong bài khảo sát đó, ta có thể thấy rằng các sản phẩm thời trang thƣờng đƣợc mua ở một vài cửa hàng có thƣơng hiệu trong thành phố, và thị phần cho các cửa hàng thời trang nam đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

33% 34% 84% 32% 17% 1% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chợ Siêu thị Shop thời trang

Hình 2. 3: Biểu đồ thị phần cho các cửa hàng thời trang (nam) tại TPHCM

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng, 44% các bạn nam đƣợc khảo sát thƣờng xuyên mua quần áo, phụ kiện tại hệ thống cửa hàng bán lẻ PT2000, 35% mua ở Yame, 25% thì mua ở chuỗi cửa hàng Nino Max và chỉ có 15% trong số đó mua ở Nguyên Sa Shop. Vì vậy, ta có thể thấy mức độ nhận biết của thƣơng hiệu Nguyên Sa Shop thực sự chƣa cao và 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty chính là PT2000 và Yame.

2.2.2 Giới thiệu về thương hiệu Nguyên Sa Shop

Công ty TNHH Thời trang Nguyên Sa quản lý hệ thống chuỗi cửa hàng, đại lý bán lẻ các sản phẩm thời trang dành cho nam giới. Các chi nhánh, đại lý của Công ty TNHH thời trang Nguyên Sa chỉ có 1 tên duy nhất là Nguyên Sa shop.

Màu sắc chủ đạo: Xanh lá cây.

Toàn bộ nhãn mác, hệ thống cửa hàng, website, nhận diện của Nguyên Sa Shop đều gắn với màu xanh lá cây đậm.

25% 44% 23% 35% 8% 14% 15% 1% 29% 15%

Logo: Slogan: Nguyên Sa Shop – Thời trang là không giới hạn

Slogan của Nguyên Sa Shop mang ngụ ý sản phẩm của Nguyên Sa Shop luôn luôn đƣợc cập nhật và với số lƣợng nhiều nhất để thỏa sức mua sắm cho tất cả các khác hàng của mình.

Website: Nguyên Sa có 2 website chính thức là www.nguyensashop.com và www.nguyensashop.com.vn

Tất cả các sản phẩm của Nguyên Sa đều đƣợc gắn mác nguyensashop.com.vn Hệ thống cửa hàng của Nguyên Sa cũng có màu sắc chủ đạo là xanh lá cây đậm theo định hƣớng công ty. Tại đây, chỉ bán các sản phẩm độc quyền của Nguyên Sa,

Một phần của tài liệu Luận tốt nghiệp: Tái tạo thương hiệu Nguyên Sa Shop (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)