Tăng cường trang bị hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị

Một phần của tài liệu Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm hà nội (Trang 63 - 85)

6. Bố cục khóa luận

3.4. Tăng cường trang bị hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị

Hoạt động thông tin, thư viện trong khoa học xã hội (KHXH) có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh nguồn thông tin gia tăng mạnh mẽ như hiện nay. Nó không những phục vụ nhu cầu tra cứu của các nhà khoa học, những người quan tâm mà còn đảm nhiệm vai trò lưu trữ và bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc và thế giới. CNTT, trang thiết bị là một trong những nhân tố cần thiết thúc đẩy thư viện phát triển. Trang thiết bị, cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thông tin - thư viện mà chất lượng của hoạt động thông tin – thư viện lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động giáo dục – đào tạo của Nhà trường. Nhận thấy được tầm

quan trọng này hàng năm Nhà trường đã đầu tư kinh phí cho Trung tâm mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hàng năm Trung tâm luôn có kế hoạch tu bổ, bảo trì tốt thiết bị CNTT, cử cán bộ tiếp cận công nghệ thông tin mới; tập huấn cho nhân viên về các ứng du ̣ng của CNTT.

Để tạo điều kiện cho người dùng tin có thể khai thác, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả Trung tâm cần bố trí thêm nhiều máy tính tại tất cả các phòng để thuận tiện cho việc tra tìm tài liệu. Cần nâng cấp hệ thống mạng để tăng tốc độ truy cập internet một cách nhanh chóng.

Cần mở rộng thêm diện tích các phòng phục vụ sinh viên, đầu tư thêm các trang thiết bị( bàn ghế, video, giá sách…), bổ sung thêm các loại hình tài liệu, đặc biệt là tài liệu tham khảo, giáo trình, các tài liệu khoa học của cán bộ nghiên cứu khoa học. Trang bị thêm các thiết bị chuyên dụng phục vụ bạn đọc. Nâng cấp trụ sở làm việc của cán bộ và nơi phục vụ bạn đọc. Đầu tư thêm một số thiết bị như quạt thông gió, đảm bảo cho kho tài liệu có đủ ánh sáng, nhiệt độ và không không khí thoáng mát.

Tại Trung tâm hiện nay đang sử dụng phần mềm Libol 5.5 với các tính năng đa dạng, phần mềm đã đảm bảo tính hệ thống, liên thông giữa các modul, quản lý dữ liệu chặt chẽ, hiệu quả, giảm thiểu thời gian xử lý thông tin cho cán bộ…Tuy nhiên, Trung tâm cần có mối liên hệ mật thiết với nhà cung cấp để nâng cấp, bảo hành, khắc phục kịp thời các sự cố một cách tốt nhất để có thể phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả nhất.

3.5. Chú trọng công tác nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin

Công tác nghiên cứu NDT và nhu cầu tin là công việc quan trọng trong quá trình hoạt động của các thư viện nói chung và Trung tâm TT – TV Trường ĐHSPHN nói riêng. Muốn phục vụ NDT tốt nhất phải nghiên cứu xem NDT muốn và cần những thông tin, loại tài liệu gì nhất để từ đó có kế hoạch bổ sung và phát triển nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi cách phục vụ…để phù hợp với nhu cầu của người dùng tin, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ NDT một cách tốt nhất.

Do đó, công tác nghiên cứu NDT và nhu cầu tin tại Trung tâm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trung tâm cần tiến hành các phương pháp điều tra khảo sát để hiểu NDT có nhu cầu tin như thế nào. Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện, chia sẻ giữa Trung tâm và người dùng tin để chia sẻ, trao đổi những vấn đề còn tồn tại và hạn chế; từ đó Trung tâm có kế hoạch, chính sách, hoạt động phù hợp với nhu cầu tin của NDT. Ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm.

KẾT LUẬN

Xã hội thông tin càng phát triển càng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho ngành Thông tin – Thư viện. Sứ mệnh của ngành quả thật lớn lao khi xã hội xem các thư viện là nơi quản lý tri thức. Hơn bao giờ hết, các thư viện, trung tâm thông tin cần tự đổi mới chính mình, nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin để bắt kịp thời đại.

Với sứ mệnh là một trong những trường đầu ngành của cả nước, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần nâng cao, đổi mới hơn nữa chất lượng phục vụ và hoạt động hiệu quả hơn nữa để xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần trang bị những kiên thức cho đội ngũ giáo viên trẻ của cả nước để không những là một Trung tâm Thông tin – Thư viện lớn mạnh trong nước mà còn trong cả khu vực và thế giới.

Đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước hiện nay, trong thời gian tới Trung tâm cần có những thay đổi mới căn bản về cơ cấu tổ chức, quản lý, tạo điều kiện cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực mộ cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất cho người dùng tin. Đặc biệt là khâu phát triển nguồn lực thông tin, bổ sung vốn tài liệu, đa dạng hóa các loại hình tài liệu, chú trọng công tác phát triển nguồn tin điện tử, tăng cường việc chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện trong và ngoài nước.

Số lượt người dùng tin đến Trung tâm ngày một tăng, nhu cầu cần được đáp ứng thông tin ngày một lớn. Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh những thành quả, kết quả đã làm được trong việc thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin thì vẫn còn một số khó khăn, hạn chế mà Trung tâm cần phải khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy trong quá trình hoạt động của mình, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, một mặt trau dồi kiến thức chuyên môn, mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm và

dịch vụ thông tin – thư viện, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, mặt khác tìm hiểu một cách cặn kẽ , khách quan nhu cầu tin của người dùng tin, đồng thời đào tạo người dùng tin giúp cho chất lượng phục vụ nhu cầu của người dùng tin ngày một hiệu quả, chất lượng.

Hơn 60 năm thành lập và phát triển, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều thay đổi tích cực về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động; luôn phấn đấu và góp phần to lớn phục vụ sự nghiệp Giáo dục của cả nước, xứng đáng là một Thư viện tiêu biểu cho hệ thống thư viện các trường Đại học không chỉ trong nước mà còn cả khu vực và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo chuyên đề giới thiệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 và phương hướng hoạt động năm học 2011 – 2012, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đaị học Sư phạm Hà Nội.

3. Ngô Thị Hồng (2007), Nghiên cứu nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc tại phòng đọc báo, tạp chí Khoa học xã hội nhân văn và Khoa học

tự nhiên ( Khu vực Thượng Đình), Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Phạm Thị Mai Lan (2007), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc của phòng phục vụ bạn đọc

Đại học Ngoại ngữ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

5. Đỗ Thị Thanh Lương (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

6. Đinh Thị Nhàn (2008), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo

thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Viện kinh tế và Chính trị thế giới,

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Minh Nguyệt/ Người dùng tin và nhu cầu tin (Tập bài giảng).

8. Trần Thị Quý (2007), Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin – Yếu tố quan trọng để các Trung tâm Thông tin – Thư viện đại học Việt Nam

9. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Bùi Loan Thùy (2000), Những đòi hỏi mới đối với cán bộ quản

lý thư viện và cơ quan thông tin trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Thông tin

- Tư liệu, số 3.

11. Bùi Loan Thùy (2001), Thư viện học đại cương, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

12. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện, Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

13. Phan Văn (1978), Thư viện học đại cương, Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

14. Trần Thị Thanh Vân (2010), Công tác phục vụ người dùng tin

trong hoạt động Thông tin – Thư viện (Đề cương bài giảng).

15. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội.  Website 16. http://bachkhoatoanthu.gov.vn 17. http://www.hnue.edu.vn 18. http://www.lib.hnue.edu.vn 19. http://www.thuvientre.com 20. http://vi.wikipedia.org

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN

******

LÊ THỊ NGỌC ANH

NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHỤ LỤC KHÓA LUẬN

PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI.

PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN.

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Khuôn viên Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Bản tin điện tử Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Khu vực tra cứu tài liệu

Kho sách

Kho Luận án, Luận văn

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin. Mong các bạn vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về hiệu quả phục vụ và nhu cầu tin của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

(Khoanh tròn vào phương án mà Anh/ Chị lựa chọn).

1. Anh/ Chị có thường xuyên lên thư viện không?

A- Thường xuyên B- Thỉnh thoảng C- Không bao giờ

2. Anh/ Chị thường sử dụng Thư viện vào mục đích gì?

A- Học tập

B- Giải trí

C- Nghiên cứu khoa học D- Câu trả lời khác

3. Anh/ Chị thường sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện không?

A- Thường xuyên

B- Thỉnh thoảng C- Không bao giờ

4. Loại hình tài liệu Anh/ Chị thường sử dụng?

A- Sách

B- Báo, tạp chí C- Luận án, luận văn D- Tài liệu khác

5. Anh/ Chị đã sử dụng các dịch vụ nào sau đây tại Thư viện và đã cảm thấy hài lòng về các dịch vụ này hay chưa?

Dịch vụ Thư viện Đã sử dụng Chưa sử dụng

Hài lòng Chưa hài lòng

Mượn tài liệu về nhà Đọc tại chỗ Hỏi đáp thông tin Tra tìm trực tuyến OPAC Cung cấp bản sao TL gốc

6. Khi mượn tài liệu tai thư viện Anh/ Chị bị từ chối lần nào chưa?

A- Thường xuyên B- Thỉnh thoảng C- Chưa bao giờ

* Lý do bị từ chối:

Hết tài liệu

Ghi sai kí hiệu tài liệu, thiếu thông tin Tài liệu bị mất

Tài liệu chưa phục vụ Lí do khác

7. Anh/ Chị thường quan tâm đến lĩnh vực khoa học nào?

A- Khoa học xã hội nhân văn B- Khoa học tự nhiên

C- Khoa học ứng dụng D- Lĩnh vực khác

8. Anh/ Chị thấy chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện đã đáp ứng được nhu cầu của Anh/ Chị hay chưa?

A-Đáp ứng tốt B- Đáp ứng chưa đủ C- Chưa đáp ứng

9. Anh/ Chị thấy thái độ phục vụ các dịch vụ của cán bộ như thế nào?

A- Nhiệt tình, thân thiện B- Bình thường

C- Không nhiệt tình, thiếu thân thiện

10. Thái độ của cán bộ thư viện ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu tin và hứng thú của Anh/ Chị ?

A- Ảnh hưởng nhiều B- Ảnh hưởng ít C- Không ảnh hưởng

11. Anh/ Chị thường sử dụng tài liệu thuộc ngôn ngữ nào?

A- Tiếng Việt B- Trung Quốc C- Anh D- Pháp E- Nga F- Ngôn ngữ khác

12. Anh/ Chị đã từng sử dụng các sản phẩm nào sau đây tại Trung tâm và đã cảm thấy hài lòng về các sản phẩm này chưa?

Sản phẩm TV Đã

sử dụng

Chưa sử dụng

Hài lòng Chưa hài lòng

Hộp phiếu mục lục

Máy tính tra cứu Thư mục

thông báo Cơ sở dữ liệu Mục lục đọc máy CD – ROM

13. Khi lên thư viện Anh/ Chị có tìm được tài liệu theo đúng nhu cầu của mình không?

A- Tìm thấy dễ dàng B- Thỉnh thoảng C- Không tìm được.

14. Anh/ Chị thường tra tìm tài liệu bằng phương pháp nào sau đây và mức độ tra cứu đó như thế nào?

A- Tra cứu truyền thống( Hệ thống mục lục) Rất dễ dàng

Dễ dàng Khó khăn B- Tra cứu hiện đại( CSDL)

Rất dễ dàng Dễ dàng Khó khăn

15. Anh/ Chị có đề xuất, kiến nghị gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm trong thời gian tới?

……… ……… ……… ……… ……… ………

Xin Anh/ Chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân * Giới tính: 1.Nam 2. Nữ * Nghề nghiệp:

1. Học sinh. 2. Sinh viên 3. Học viên cao học

4. Cán bộ quản lý. 5. Cán bộ giảng dạy * Trình độ/ Học hàm, học vị: 1. Giáo sư. 2. Phó giáo sư 2. Tiến sĩ

3. Thạc sĩ 4. Cử nhân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ... 3

5. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài ... 4

6. Bố cục khóa luận ... 4

NỘI DUNG ... 5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ... 5

1.1. Nội hàm các khái niệm ... 5

1.1.1. Khái niệm nhu cầu và nhu cầu tin ... 5

1.1.2. Khái niệm yêu cầu tin và sở thích tin ... 7

1.1.3. Khái niệm người dùng tin ... 8

1.1.4. Khái niệm mức độ đáp ứng nhu cầu tin ... 9

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin ...10

1.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội ...10

1.2.2. Yếu tố nghề nghiệp ...10

1.2.3. Trình độ học vấn ...11

1.2.4. Yếu tố lứa tuổi ...11

1.2.5. Yếu tố giới tính ...12

1.2.6. Yếu tố sở thích cá nhân ...12

1.3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học ...12

1.3.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển ...12

1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của Trường ...15

1.4. Trung tâm Thông tin – Thư viện với nhiệm vụ chính trị của Trường ...16 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển ...16

Một phần của tài liệu Nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm hà nội (Trang 63 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)