6. Bố cục khóa luận
1.5.1. Đặc điểm vốn tài liệu truyền thống
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐHSPHN hiện đang lưu giữ một khối lượng lớn tài liệu được hình thành trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu của Nhà trường. Trong đó, ước tính nguồn tin nội sinh của Thư viện có khoảng 90.000 cuốn, chiếm 25% tổng số vốn tài liệu. Nguồn tài liệu này bao gồm các loại hình: Luận án, luận văn, giáo trình, tài liệu dịch, xuất bản phẩm định kỳ (tạp chí, bản tin), báo cáo, kỷ yếu hội nghị khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học…
+ Sách: 45.841 tên sách, tương ứng với 226.664 cuốn sách + Luận án, Luận văn: 10.237 tên, tương ứng 12.833 cuốn
+ Báo: có trên 40 tên báo nhập theo hàng ngày, tháng, quý, nhiều loại được lưu trữ từ những năm 1954.
+ Tạp chí: Trên 935 tên tạp chí ( Tiếng Việt, Latinh, Nga) tương ứng với gần 50.000 cuốn.
+ Tài liệu tra cứu: 35.000 cuốn. 1.5.2. Đặc điểm vốn tài liệu hiện đại
- CSDL: Có trên 74.529 biểu ghi, trong đó sách có trên 45.841 biểu ghi; bài trích, tạp chí 15.498 biểu ghi; luận án, luận văn 10.237 biểu ghi; tạp chí 935 biểu ghi; đề tài nghiên cứu các loại gần 2000 biểu ghi.
- Băng video: 87 băng - Băng cassette: 157 băng - Đĩa CD-ROM: 1.259 đĩa
Ngoài ra Trung tâm đã mua các phần mềm, CSDL phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập:
+ CSDL Tạp chí tiếng Việt
+ CSDL Đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước từ 1984 – 2008 + CSDL Tạp chí điện tử trực tuyến của Viện vật lý Mỹ (IOP)
+ CSDL Tạp chí khoa học, giáo dục Anh – Mỹ (1983 – 2007) + Phần mềm học tiếng Anh
+ CSDL Tạp chí điện tử trực tuyến của Hội hóa học Hoàng gia Anh( RSC).
1.6. Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin nói chung và tại Trung tâm nói riêng nói riêng
1.6.1. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin nói chung
Hệ thống thông tin muốn đạt được hiệu quả kinh tế và khoa học thì phải nghiên cứu kỹ nhu cầu thông tin của người dùng tin. Việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin nói chung có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng:
+ Nghiên cứu nhu cầu tin để các thư viện tổ chức xây dựng các sản phẩm thông tin, thiết kế mối quan hệ thông tin, các dịch vụ thông tin, hệ thống thông tin và xây dựng các công cụ thông tin tương ứng phù hợp với từng đối tượng người dùng tin để đảm bảo cho hệ thống thông tin đạt kết quả cao.
+ Việc nghiên cứu nhu cầu tin còn giúp thư viện xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin, đảm bảo cho họ có những kiến thức sâu rộng về thông tin và sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại.
+ Nghiên cứu nhu cầu tin giúp các thư viện tạo ra nguồn tin phù hợp với từng đối tượng người dùng tin, từng mức độ người dùng tin.
1.6.2. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm nói riêng
Người dùng tin là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện nào. Người dùng tin và nhu cầu tin của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan TT – TV nói chung và Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng.
Nghiên cứu nhu cầu thông tin để đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và của các trung tâm thông tin – thư viện trường đại học nói riêng.
Người dùng tin tại Trung tâm khá đa dạng và phong phú, mỗi nhóm người dùng tin đều có sở thích, nhu cầu tin khác nhau song đều có điểm chung: Họ vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin. Do đó việc nghiên cứu nhu cầu tin của họ để biết được họ cần những gì? Trung tâm đã đáp ứng nhu cầu tin của họ đến đâu? Những tồn tại và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin….từ đó Trung tâm sẽ có những kế hoạch, những hoạt động, phương pháp phù hợp; xây dựng các sản phẩm, cải tiến, đổi mới các dịch vụ…phục vụ hiệu quả nhu cầu tin của người dùng tin.
Việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin còn giúp Trung tâm xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin, giúp họ nắm bắt các kỹ năng khai thác thông tin, học hỏi được nhiều hơn, mở mang trình độ, khai thác triệt để nguồn lực thông tin quý báu tại Trung tâm.
Như vậy, nghiên cứu nhu cầu tin là vô cùng quan trọng và cần thiết, không thể thiếu để giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu tin của người dùng tin, xem họ cần những thông tin gì, những tài liệu và vấn đề thuộc lĩnh vực nào… từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin. Và quan trọng hơn, giúp thư viện trở thành giảng đường thứ hai của người dùng tin.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Trung tâm
Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. Người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Trong hoạt động thông tin – thư viện, chính sách bổ sung phụ thuộc vào yêu cầu của người dùng tin.
Người dùng tin là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin – thư viện nào. Người dùng tin và nhu cầu tin của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan thông tin - thư viện. Nắm vững nhu cầu thông tin đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và của trung tâm thông tin – thư viện các trường Đại học nói riêng.
Người dùng tin tại Trung tâm TT - TV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, học sinh phổ thông chuyên, sinh viên các hệ đào tạo tại chức, từ xa, chuyên tu trong trường và một số lượng lớn là bạn đọc ngoài trường.
Mỗi nhóm người dùng tin đều có sở thích, nhu cầu tin khác nhau song đều có điểm chung: Họ vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin. Để thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng cao của họ, Trung tâm cần phát triển nhiều dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả cao cho người dùng tin.
Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ, trình độ học vấn của NDT tại Trung tâm có thể phân chia NDT ở đây thành 03 nhóm NDT như sau:
2.1.1. Người dùng tin là cán bộ quản lý (CBQL), cán bộ giảng dạy (CBGD) Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý chỉ chiếm 7.1% trong tổng số người dùng tin nhưng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trường,của ngành giáo dục. Người dùng tin thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu khoa học và đồng thời tham gia công tác giảng dạy ở nhiều nơi. Đó là cán bộ quản lý ở các trường đại học, các trường thuộc hệ thống Giáo dục quốc gia nói chung và cán bộ quản lý thuộc cơ sở Giáo dục, phòng Giáo dục ở địa phương.
Cán bộ quản lý đến Trung tâm là những người có trình độ học vấn cao. Trong đó số người có học hàm: PGS.GS chiếm 20%; TS chiếm 30%, Th.S chiếm 20% và số còn lại đều tốt nghiệp đại học.
Cán bộ giảng dạy là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đào tạo của cả hệ thống giáo dục.Nhóm người dùng tin này có trình độ chuyên môn cao. Họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước,họ vừa là người tiếp cận thông tin (Nghiên cứu viết các đề tài khoa học,soạn giáo trình,…) vừa là người chuyển giao thông tin thông qua công tác giảng dạy. Nhóm này chiếm 19.1% trong tổng số người dùng tin tại Trung tâm. Phần lớn họ có trình độ thạc sĩ (Chiếm 77.8%) đang tiến hành nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ. Số còn lại đã tốt nghiệp đại học.
Người dùng tin thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu khoa học và đồng thời tham gia công tác giảng dạy ở nhiều nơi. Nhu cầu tin của họ khá đa dạng và phong phú, nhu cầu tin của họ cũng mở rộng thêm ở lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, giảng dạy chuyên môn…Họ chính là đối tượng người dùng tin có khả năng sản sinh ra những thông tin mới có giá trị nên cán bộ thư viện cần khai thác triệt để nguồn thông tin đó bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường nguồn thông tin cho Trung tâm.
Hình thức phục vụ thông tin cho người dùng tin thuộc nhóm người dùng tin này thường là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, ấn phẩm thông tin, bản tin…phương pháp phục vụ chủ yếu là phục vụ từ xa với cá nhân theo những yêu cầu cụ thể mà họ gửi tới.
2.1.2. Nhóm người dùng tin là học viên cao học, nghiên cứu sinh
Nhóm NDT này chiếm khoảng 21.9% số lượng NDT thường xuyên tại Trung tâm. Nhóm này thường là những cử nhân đã tốt nghiệp Đại học về sư phạm, giáo dục hoặc chuyên ngành khác, phần lớn đã có thời gian làm việc tại cơ quan, trường học ở khắp các nơi trên nước về đây để học tập và nghiên cứu lên cao.
Họ đến với Trung tâm để tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu của mình. Nguồn thông tin, tài liệu mà họ yêu cầu và nhu cầu tin của học chủ yếu mang tính chất chuyên sâu, tính tổng hợp cao, tính chi tiết, cụ thể về các dữ liệu, số liệu, thống kê, phân tích sâu…
Hình thức phục vụ nhóm NDT này thường là các thông tin chuyên đề, thư mục chuyên đề, các thông tin chọn lọc có giá trị về các ngành khoa học cơ bản và khoa học sư phạm giáo dục. Các tài liệu họ thường mượn là các loại sách, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, các loại báo, tạp chí, báo trích tạp chí, luận án, luận văn.
2.1.3. Sinh viên và học sinh Trung học phổ thông
Đây là nhóm người dùng tin đông nhất ( 68,9% ), bao gồm sinh viên các khóa, các khoa, các hệ đào tạo hiện có tại Nhà trường và có nhu cầu thông tin đa dạng và phong phú.
Hiện nay với phương thức đào tạo mới “ Người học tự học, tự nghiên cứu” học trên giảng đường là chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi của sinh viên và học sinh, do đó nhu cầu đến thư viện để tìm tài liệu phục vụ học tập là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Sinh viên sẽ cần đến những tài liệu
liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, xã hội chuyên ngành…để phục vụ nhu cầu hiểu biết và nhu cầu học tập theo trương trình đào tạo, thời khóa biểu của Nhà trường. Nhu cầu thông tin của họ gắn với chương trình học tập hàng năm, nhóm người dùng tin này luôn chiếm ưu thế tại Trung tâm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như yêu cầu về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhóm người dùng tin này đã tăng lên đáng kể. Tuy họ có quỹ thời gian tương đối lớn nhưng phần lớn chưa có khả năng cao trong khai thác thông tin khái quát tổng hợp và sử dụng các tài liệu hiệu quả.
Nhu cầu thông tin tài liệu của nhóm NDT này chủ yếu là các loại tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình, các tài liệu có tính chất tham khảo về mọi lĩnh vực và phục vụ cao cho nhu cầu học thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số lượng nhỏ các bài viết trong các tạp chí khoa học, đời sống; những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu về môn học và chuyên ngành học về sư phạm, giáo dục mà họ chưa được đào tạo tại trường.
Ngoài ra tại Trung tâm hiện nay còn phục vụ nhu cầu sử dụng thư viện của đối tượng là học sinh Trung học phổ thông chuyên và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành thuộc ĐHSPHN. Đối tượng này chiếm khoảng 6.5% tỷ lệ NDT tại Trung tâm. Nhu cầu sử dụng tài liệu và Thư viện của đối tượng này không lớn và khá đơn giản. Họ thường sử dụng thư viện vào việc học tập và giải trí (92%), việc nghiên cứu của họ rất hạn chế, số lượng đối tượng này lên sử dụng thư viện cũng rất hạn chế.
Mặt khác, phương thức đào tạo mới trong giáo dục đã tác động tới hoạt động của các thư viện: nhu cầu về nguồn tin,sản phẩm thông tin, dịch vụ thông tin thư viện càng cao và kéo theo sự ra đời của các dịch vụ thông tin thư viện mới, đặc biệt là các dịch vụ như: thư điện tử, phổ biến thông tin có chọn lọc,mượn liên thư viện, tra tìm tài liệu trực tuyến…nhu cầu ngày
càng cao đòi hỏi các dịch vụ ngày càng cao nên kéo theo sự phát triển của các dịch vụ thông tin thư viện trên cơ sở nguồn tin điện tử.
2.2. Nhu cầu thông tin của người dùng tin
Nhu cầu tin và nhu cầu trao đổi thông tin thuộc nhóm nhu cầu tinh thần. Có nhu cầu chỉ cần ở mức giúp người sử dụng trao đổi được thông tin, trong khi đó, có nhu cầu ngoài việc trao đổi thông tin, người sử dụng còn cần được cung cấp những thông tin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Nắm vững nhu cầu tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan và Trung tâm TT – TV trong các trường đại học. Nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo, nghiên cứu trong các trường đại học. Chất lượng của việc đáp ứng nhu cầu tin phụ thuộc rất lớn vào việc nắm bắt những đặc điểm của những nhu cầu thông tin. Nhu cầu thông tin càng rõ ràng thì việc đáp ứng nhu cầu càng nhanh chóng và hiệu quả cao. Nếu không nắm chắc được nhu cầu thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan thông tin thư viện, từ khâu bổ sung đến khâu phục vụ, gây lãng phí tiền của của Nhà nước và công sức phục vụ của cán bộ thư viện.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, nhu cầu thông tin của con người ngày một cao và đòi hỏi cần được đáp ứng kịp thời, chính xác và khách quan. Việc cung cấp thông tin, đáp ứng đầy đủ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nói chung, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường ĐHSPHN nói riêng.
Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT- TV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tôi đã tiến hành điều tra xã hội học bằng việc phát phiếu hỏi tới ba nhóm NDT kể trên. Để quá trình nghiên cứu nhu cầu tin đảm bảo độ chính xác, khách quan 200 phiếu điều tra được phát cho NDT đến thư viện. Kết quả thu được 200 phiếu chiếm tỉ lệ 100%. Phiếu có các câu hỏi chính như sau:
- Anh/ Chị thường sử dụng Thư viện vào mục đích gì?
- Loại hình tài liệu Anh/ Chị thường sử dụng?
- Khi mượn tài liệu tai thư viện Anh/ Chị bị từ chối lần nào chưa?