0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 38 -40 )

6. Bố cục khóa luận

2.2.3. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại thì nhu cầu thông tin càng lớn, xu thế hội nhập, giao lưu học hỏi là một xu thế tất yếu và cần thiết, một nhiệm vụ quan trọng. Muốn làm tốt và thành công nhiệm vụ này, con người phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và chuyên môn của mình và quan trọng hơn là nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nói chung, gia nhập WTO của nước ta thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ chính là yếu tố then chốt, công cụ quan trọng đưa nước ta tiếp cận tới tri thức, khoa học tiến bộ, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác đưa nước ta phát triển toàn diện, hiện đại.

Trình độ ngoại ngữ của người dùng tin đang còn thấp cho nên một số lượng tài liệu ngoại văn chưa được khai thác triệt để, NDT không chú trọng lắm tới nguồn tài liệu quý giá này.

Nhưng nhìn chung nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu tại Trung tâm là rất phong phú và đa dạng, được thể hiện theo số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 3. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của ngƣời dùng tin tại Trung tâm.

Nhóm Ngôn ngữ Tổng số phiếu CBQL CBGD HVCH NCS HS SV Tổng % SL % SL % SL % Tiếng Việt 200 100 40 20 70 35 90 45 Tiếng Anh 180 90 25 12,5 55 27,5 100 50 Tiếng Nga 48 24 12 6 11 5,5 25 12,5 Tiếng Pháp 44 22 4 2 13 6,5 27 13,5 Tiếng Trung 56 28 6 3 9 4,5 41 20,5 Ngôn ngữ khác 28 14 8 4 7 3,5 13 6,5

Biểu đồ 3. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của ngƣời dùng tin tại Trung tâm

40 25 12 4 6 8 70 55 11 13 9 7 90 100 25 27 41 13

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Pháp

Tiếng Trung

Ngôn ngữ khác CBQL, CBGD HVCH, NCS Sinh viên, học sinh

Kết quả điều tra cho thấy, 100% NDT đều có nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Việt, điều này cũng dễ hiểu vì tiếng Việt là ngôn ngữ chính – tiếng mẹ đẻ của nước ta, tất cả mọi hoạt động giao tiếp hàng ngày và sách giáo khoa, giáo trình.. chủ yếu là sách tiếng Việt. 90% NDT có nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Anh, 28% NDT có nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Trung, 24% NDT có nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Nga, 22% tiếng Pháp, 14% ngôn ngữ khác.

Trong mỗi nhóm người dùng tin thì nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu lại khác nhau. Ở nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy ngoài ngôn ngữ tiếng Việt thì các tài liệu bằng tiếng Anh, Trung Nga, Pháp đều được quan tâm sử dụng trong đó: nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Việt là 20%, tiếng Anh là 12.5%, tiếng Nga là 6%, tiếng Trung 3%, tiếng Pháp 2%, ngôn ngữ khác 4%. Ở nhóm NDT là học viên cao học, nghiên cứu sinh thì nhu cầu tin về ngôn ngữ tiếng Việt là 35%, tiếng Anh 27.5%, tiếng Pháp là 6.5%, tiếng Nga 5.5%, tiếng Trung 4.5%, ngôn ngữ khác 3.5%. Nhóm NDT là học sinh, sinh viên nhu cầu về ngôn ngữ tiếng Anh là 50%, tiếng Việt là 45%,

tiếng Trung 20.5%, tiếng Pháp 13.5%, tiếng Nga 12.5%, ngôn ngữ khác 6.5%.

Người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi được hỏi có tới 90% NDT có nhu cầu sử dụng tài liệu ngoại văn, trong đó tập trung chủ yếu vào tiếng Anh, sau đó là tiếng Trung, Pháp, Nga. Tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ thông dụng nhất, là ngôn ngữ giao dịch chung của quốc tế, trong tất cả các trường đại học hầu như trường nào cũng lấy tiếng Anh là môn học ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng dạy nên nhu cầu tin về ngôn ngữ này là rất lớn. trong những năm gần đây, Trung Quốc là một quốc gia khá phát triển nên ngôn ngữ của nước này cũng đang được quan tâm và nhu cầu tin về tiếng Trung ngày càng lớn, tuy nhiên tiếng Anh vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn.

Qua kết quả điều tra nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu ở ba nhóm người dùng tin chính cho thấy, cả ba nhóm người dùng tin này tập trung chủ yếu vào tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ, NDT đều quan tâm đến các tài liệu ngôn ngữ tiếng nước ngoài; trong đó tập trung nhất là ngôn ngữ tiếng Anh 90%, tiếng Trung 24%, tiếng Pháp 22%, tiếng Nga 24%, các ngôn ngữ khác được người dùng tin quan tâm sử dụng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngôn ngữ đó ở Việt Nam là không thông dụng và chỉ những người dùng tin nào theo chuyên ngành học hay làm việc liên quan tới ngôn ngữ đó thì mới có nhu cầu sử dụng, còn những người dùng tin khác không quan tâm tới.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 38 -40 )

×