Tác động của quá trình đô thị hóa đến các chính sách và quản lý nhàn ước trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 128 - 131)

trong các làng ngh chế biến nông sn ti huyn Hoài Đức

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế, các làng nghề truyền thống có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các hộ

gia đình, các doanh nghiệp còn lúng túng nhiều trong kinh doanh do chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi. Mặt khác, sự tác động và quản lý của Nhà nước còn thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ. Từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng nghề tự lo liệu. Do đó dẫn đến tình trạng làng nghề truyền thống nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng nghề đó tồn tại và phát triển; còn làng nghề nào không tiếp cận được thị trường thì làng nghề đó rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí đến nay không phục hồi. Theo đó, hiện nay chỉ có 32% làng nghề hoạt

động tốt, 42% làng nghề hoạt động cầm chừng và 26% số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một. (Hiệp hội làng nghề Việt Nam, 2012)

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến bảo tồn và phát triển làng nghề. Sự thay đổi của chính sách có thể làm mất đi làng nghề hoặc có khả năng khôi phục hoặc tạo ra những làng nghề mới.

Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do đại hội

Đảng đề ra là: “ ...mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về

nông thôn và vùng nguyên liệu...” đã tạo tiền đề cho các làng nghề phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Trong năm 2005 bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án “ mỗi làng một nghề” theo

đó hàng năm mỗi tỉnh sẽ chọn 2 đến 4 làng điểm để xây dựng dự án phát triển, trong

đó có 1 đến 2 dự án được chọn làm trọng điểm cấp quốc gia, được hỗ trợ kinh phí từ

ngân sách trung ương. Dự án này cũng đã góp phần phát triển làng nghề mạnh mẽ hơn. Thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để

hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục, trong đó có các doanh nghiệp tại làng nghề. Đó là việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó, các tổ chức, cá nhân được vay vốn trung hạn, dài hạn của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118

ngân hàng để đầu tư đổi mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng,... Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng vấn đề ở đây là làm sao để những chính sách đó được thực thi đúng thời gian, đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Có nhiều chính sách, nhưng trên thực tế, số

doanh nghiệp cá, nhân kinh doanh sản xuất tại các làng nghề tiếp cận được với lợi ích từ các chính sách còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉđạo nhằm thúc đẩy phát triển nghề, làng nghề thống qua những chính sách cụ thể như:

- Triển khai thực hiện quyết định 134/2004/QĐ/CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn

- Thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi vềđầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về

khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng đề án số 34 DA/TU ngày 25/1/2005 cua Thành Ủy về việc khôi phục, phát triển làng nghề Hà Nội đến năm 2010

- Quyết định Số 14/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong đó xác định việc phát triển làng nghề là cần thiết, một số phương hướng để phát triển làng nghề lâu dài. Tuy nhiên cơ quan quản lí nhà nước về làng nghề còn chồng chéo, các chính sách phát triển làng nghề còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế, thiếu những dự báo về thị trường, các yếu tố về môi trường sản xuất,…

Nhằm thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề truyền thống, UBND huyện Hoài Đức

đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án bảo tồn phát triển làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 – 2015 và rà soát các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đang có của huyện. Đặc biệt là ra mắt Trung tâm Quản lý và phát triển cụm công nghiệp huyện nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

Huyện Hoài Đức cũng đã chủđộng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đi đôi với tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, về quy định nhãn, mác sản phẩm, luật bảo vệ môi trường... cho các hộđể nâng cao nhận thức cho người làm nghề. Đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119

thời đẩy mạnh việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới xây dựng thành công các sản phẩm an toàn, lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng cũng như khích lệ các cơ sở

sản xuất tốt; mạnh dạn công khai những cơ sở sản xuất không bảo đảm để răn đe, cảnh tỉnh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở các làng nghề.

Mặc dù vậy, tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến các làng nghề chế

biến nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội thể hiện qua việc ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định Số 14/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030. Trong quyết định này, toàn bộ các làng nghề chế biến nông sản đều nằm trong danh mục xây dựng các dự án khôi phục môi trường làng nghề do tác động quá lớn từ các làng nghề này đến khu vực sản xuất và dân cư.

Điều đặc biệt hơn, cả 3 làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức là Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế đều là làng nghề không được khuyến khích phát triển mà tiến hành chuyển đổi từ chế biến tinh bột sang chế biến thực phẩm (bánh kẹo, miến dong) và đưa các doanh nghiệp và hộ sản xuất lớn gây ô nhiễm môi trường chuyển vào Cụm sản xuất TTCN Dương Liễu và Cụm sản xuất TTCN Cát Quế. Tuy nhiên, việc chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi sản xuất vào các cụm công nghiệp

đang là dấu hỏi lớn cho chính quyền địa phương khi hầu hết các hộ sản xuất không có khả năng về vốn cho việc chuyển đổi này.

Là khu vực được xác định là trung tâm kinh tế mới của thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã không còn phù hợp với mô hình làng nghề chế biến nông sản truyền thống trong khu dân cư thông qua cái nhìn về mặt chính sách. Một điều dễ dàng nhận thấy trong chính sách này là xu hướng phát triển các làng nghề chế biến nông sản cách xa trung tâm thành phố như Ứng Hòa, Ba Vì, Quốc Oai,... nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra cho khu vực đô thị. Có thể khẳng định đây là một hướng đi

đúng đắn trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra quá nhanh tại các huyện ven trung tâm thành phố như Hoài Đức. Tuy nhiên, điều đặt ra ởđây là sau hàng loạt các nỗ lực về mặt chính sách và quản lý thì hiện nay chính quyền địa phương hầu như đang “không thể”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120

cải thiện được thực trạng, đặt ra các nhu cầu cấp bách của việc đưa ra các giải pháp đồng bộ hơn trong việc duy trì và bảo tồn các làng nghề tại huyện Hoài Đức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)