huyện Hoài Đức
Nhu cầu tiêu thụđối với các sản phẩm chế biến nông sản luôn luôn có xu hướng phát triển theo thời gian và tốc độđô thị hóa do sự gia tăng về mặt dân số. Nhưng kèm theo đó là sự gia tăng yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ các làng nghề truyền thống. Cùng với đó, cũng cần đặc biệt chú trọng đến giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng lao động, năng suất lao động... Để thực hiện được các mục tiêu này, rất cần có các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện và có kế hoạch thực hiện cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn huyện Hoài Đức, chúng tôi tiến hành tổng hợp các giải pháp để phát triển bền vững làng nghề chế biến nông sản như sau:
4.3.2.1 Giải pháp phát triển nguồn lực sản xuất của cơ sở trong các làng nghề chế
biến nông sản tại huyện Hoài Đức
a) Không gian đô thị cho làng nghề chế biến nông sản
Không gian phát triển làng nghề chế biến nông sản đang là vấn đề nhức nhối cho huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa không gian làng nghề đang ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho khu vực nhà ở cho dân cưđô thị do việc gia tăng về mặt dân số cơ học trên địa bàn. Để
phát triển bền vững làng nghề chế biến nông sản, đặt ra yêu cầu cần quy hoạch lại không gian đô thị, từng bước tách rời khu vực sản xuất ra xa khu dân cư tại các cụm TTCN. Trên thực tế việc quy hoạch các cụm TTCN đã được triển khai trên địa bàn nhưng thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nhằm xử lý chất thải trong quá trình sản xuất.
Để thực hiện được điều này, cần xây dựng và thực hiện chính sách ưu tiên về
mặt bằng đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bố trí mặt bằng để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần phải đánh giá toàn diện các hộ sản xuất kinh doanh để có các biện pháp hỗ trợ hợp lý đặc biệt về vốn và công nghệ trong sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 125
Tiếp đến, các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội trong không gian đô thị có thể thấy phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị, chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng quy mô làng nghề tại huyện Hoài Đức.
Điều này làm cho cơ sở hạ tầng tại đây chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường,
đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông,... do đó, trong vấn đề quy hoạch cần phải
đánh giá toàn diện hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, có các biện pháp thích hợp nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vốn có đáp ứng cho phát triển đô thị nói chung và phát triển các làng nghề nói riêng. Đối với xây dựng các cụm TTCN hiện nay, cũng cần phải xem xét vấn đề cơ sở hạ tầng cho phát triển các cơ sở chế biến nông sản một các dài hạn, không để tình trạng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất trong tương lai.
Thực tế cho thấy, việc quy hoạch đất để phát triển cụm làng nghề tại huyện Hoài Đức đã bước đầu được hình thành từ năm 2007 nhưng chi phí để có mặt bằng và
đầu tư cơ sở mới đối với các sơ sở sản xuất chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức là rất cao và rất ít cơ sở có khả năng chuyển đổi với nguồn vốn của mình, đặt ra các yêu cầu về chính sách hỗ trợ đi kèm đối với các đối tượng sản xuất hiệu quả trong quá trình chuyển dần các cơ sở này ra khu vực cụm TTCN trên địa bàn.
b) Vốn sản xuất cho các cơ sở chế biến nông sản
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn vốn sản xuất của các hộ chế biến nông sản hầu hết đến từ nguồn vốn tự có. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các cơ sở là rất thấp.
Đặt ra yêu cầu của việc cần thiết lập cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất... tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng. Tuy nhiên, cần sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc xác định được hộ có khả năng phát triển sản xuất hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường để đề
xuất phát triển. Qua đó, cũng loại thải dần các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về sản xuất nhằm từng bước định hình lại làng nghề theo hướng hiệu quả và bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 126
Thông qua đánh giá, cần có các chính sách ưu đãi đặc biệt về vay vốn từ các tổ
chức tín dụng đối với các cơ sở sản xuất hiệu quả, có nguyện vọng chuyển về các cụm TTCN đã được quy hoạch, thông qua đó, từng bước di dời các cơ sở ra xa khu dân cư.
c) Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chế biến nông sản
Nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất để sản xuất ra sản phẩm chế
biến, là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, và là yếu tố gây tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Để ổn định nguồn nguyên liệu cho làng nghề chế biến nông sản, cần tiến hành nghiên cứu hiện trạng về nguồn nguyên liệu với từng ngành nghề trong chế biến nông sản phẩm, xây dựng cơ sở dữ
liệu cần thiết về nguồn nguyên liệu nhằm đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp giúp ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu tại các làng nghề. Tránh biến động về khối lượng, ổn định giá cả nguyên liệu để giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn nguyên liệu đến sản xuất của các cơ sở chế biến.
Các địa phương cần chủ động hợp tác giữa vùng cung ứng nguyên liệu và vùng chế biến thông qua quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề chế biến nông sản tại các khu vực đang cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành đang cung ứng nguyên liệu cho khu vực chế biến nông sản tại làng nghề trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định về giá, chất lượng, số lượng và thời gian. Thông qua
đó, giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản cần hình thành các mối liên kết nhằm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề thông qua ký kết các hợp
đồng tiêu thụ với các vùng nguyên liệu được quy hoạch. Hình thành các quy định chung về chất lượng nguồn nguyên liệu để áp dụng trong quá trình thu mua nguyên liệu. Tiến tới việc hoạt động thu mua nguyên liệu thông qua hợp đồng.
Hình thành các chợđầu mối cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề, nhằm tạo sự ổn định nguồn cung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với nguyên liệu phải nhập khẩu, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề cần kết hợp với nhau giao cho một đơn vị làm đầu mối để nhập khẩu trực tiếp từ nhà cung ứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 127
nước ngoài, để tránh bị ép giá do lượng nhập ít, tránh sự chênh lệch về chất lượng nguồn nguyên liệu.
Tăng cường, khuyến khích, hỗ trợ việc nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm trên địa bàn.
d) Nguồn nhân lực cho các cơ sở chế biến nông sản
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc mai một trong các làng nghề có nguyên nhân xuất phát từ việc cạnh tranh lao động giữa các ngành khác do quá trình đô thị hóa tạo ra. Lao động trong các làng nghề đang có xu hướng già hóa đặt ra yêu cẩu về tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề, đặt biệt là đào tạo các kỹ thuật chế biến các loại nông sản phẩm theo hướng an toàn, kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào sản xuất trong các lĩnh vực chế biến khác nhau nhằm tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật cao, tạo ra một đội ngũ lao động dồi dào để duy trì và phát triển làng nghề chế biến nông sản, thông quá đó cũng nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo về tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản. Tổ chức cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nước để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và tạo ra một đội ngũ chủ cơ sở có đủ kiến thức, mạnh dạn đầu tư các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề nói chung và làng nghề chế
biến nông sản nói riêng.
e) Công nghệ trong cơ sở chế biến nông sản
Triển khai đánh giá kĩ lưỡng trình độ công nghệ hiện tại tại các cơ sở, từđó có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất làng nghề nhằm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 128
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm cho khu vực dân cư.
Hỗ trợ nghiên cứu và tuyên truyền đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các kỹ thuật hiện đại để
nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là nguồn nguyên liệu, những công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác đổi mới công nghệ tại các cơ sở chế biến trong làng nghề.
Xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ mới vào sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau đểđánh giá và tạo ra môi trường cho các cơ sở có thể học hỏi và đầu tư
công nghệ mới vào sản xuất.
4.3.2.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cần xây dựng các quy trình sản xuất sạch, an toàn áp dụng cho các cơ sở chế
biến nông sản trong các làng nghề thông qua áp dụng công nghệ hiện đại được sử dụng bởi đội ngũ công nhân có tay nghề cao thông qua các lớp đào tạo đểđưa ra thị trường các sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng VSTP.
Nghiên cứu hình thành các tổ chức của những người sản xuất, chế biến nông sản có quy chế hoạt động chung, có định hướng phát triển chung để làm cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các làng nghề chế biến nông sản. Thông qua đó, cần triển khai áp dụng hệ thống bao bì, nhãn mác, hệ thống phương tiện nhận diện và hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dụng khu vực đô thị đang chưa được khai thác một các hợp lý của các làng nghề chế biến nông sản tại Hoài Đức. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về
vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu, khuyến khích các cơ sở làng nghề đăng ký xây dựng thương hiệu thông qua việc hoàn thiện các cơ chế chính sách trong hỗ trợ
xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề.
Tạo lập và phát triển đồng bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm làng nghề chế biến nông sản tại thị trường, trong đó tập trung việc gắn kết giữa hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ với làng nghề để đưa sản phẩm vào các hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 129
thống phân phối. Tạo ra các chuỗi giá trị hàng hóa ngắn, hiện đại theo xu thế chung của phát triển đô thị.
Kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn, nhằm quảng bá, giới thiệu và
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ngay tại thị trường nông thôn. Tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề
cũng như hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm trong nước, tạo điều kiện cho các làng nghề quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ kết nối kinh doanh với các
đối tác nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề
Hà Nội, tiếp tục triển khai xây dựng các Trung tâm giới thiệu sản phẩm ngay tại các làng nghề truyền thống, để vừa quảng bá sản phẩm.
Nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp trong các làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu làng nghề tới khách hàng trong và ngoài nước. Xây dựng các trang web giới thiệu sản phẩm. Tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu chung cho tập thể, khu vực, đồng thời hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm của làng nghề chế
biến nông sản.
ơ
4.3.2.3 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức
Theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội, huyện Hoài Đức thuộc vùng phát triển đô thị. Do đó việc đưa các làng nghề ra khỏi khu dân cư, khắc phục triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường… là việc làm cần thiết để các làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc thì nhiều chương trình, dự án nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn lại không phát huy hiệu quả. Trên tinh thần đó, mới đây UBND huyện Hoài Đức đã xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đến 2015, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, làng nghề có hệ thống thu gom nước thải, rác thải. Những cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 130
Tuy nhiên, cần chú ý rằng nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm môi trường là xuất phát từ ý thức của cộng đồng sản xuất trên địa bàn, do đó giải pháp đặt ra là thay đổi ý thức của các hộ sản xuất về vấn đề ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường.
Tiếp theo đó, cần hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường làng nghề (hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã, thị trấn). Thống kê, đánh