Tác động của quá trình đô thị hóa đến thu nhập trong các làng nghề chế biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 106 - 110)

nông sn ti huyn Hoài Đức

Ngoài xã Cát Quế có tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã khá cao khi chiếm trên 30% thì các xã Dương Liễu và Minh Khai tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào cơ cấu kinh tế là tương đối thấp chỉ từ 6-10% do ngành công nghiệp –TTCN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những năm gần đây, mà chủ yếu thu nhập này là từ làng nghề và làng nghề chế biến nông sản tại các xã này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

Biểu đồ 4.21: Biến động cơ cấu thu nhập theo các ngành các xã khảo sát (%)

(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, 2013 )

Qua biểu đồ có thể thấy rằng, đô thị hóa – công nghiệp hóa đang làm cho cơ

cấu thu nhập tại các xã diễn ra theo các chiều hướng và mức độ tương đối khác nhau giữa các xã trong giai đoạn từ 2010 – 2013. Điều này cũng thể hiện mức độ tác động của đô thị hóa đến các xã trên có những sự khác biệt nhất định.

Kết quả cho thấy, đối với chuyển dịch cơ cấu thu nhập, xã Dương Liễu đang chịu nhiều tác động nhất từ quá trình đô thị hóa với xu hướng tăng lên của ngành thương nghiệp và dịch vụ, từ 30,7% lên 35% và sự giảm xuống của ngành TTCN –CN, trong khi sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng ổn định từ 10 – 11% cơ cấu kinh tế.

Điều đặc biệt là, sự giảm đi về mặt cơ cấu của ngành TTCN-CN này xuất phát từ

nguyên nhân chủ yếu là sự giảm xuống của quy mô làng nghềđang diễn ra.

Xã Minh Khai cũng có xu hướng chung đó, nhưng với mức độ thấp hơn với tỷ

lệ thay đổi cơ cấu thu nhập trong các ngành kinh tế thấp hợp xã Dương Liễu. Cụ thể, ngành TTCN-CN tại xã Minh Khai đã giảm từ 76,6% năm 2010 xuống còn 74,8% năm 2013 và tương ứng từ 17,6% lên 19,3%.

Tuy nhiên, xã Cát Quế vẫn đang nằm trong giai đoạn chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, do vậy, trái ngược với hai xã trên thì xã Cát Quế vẫn có xu hướng tăng lên cơ cấu thu nhập từ ngành CN-TTCN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

Mặc dù giảm về cơ cấu nhưng thu nhập tuyệt đối của ngành CN-TTCN tại các xã có mức độ tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt tại xã Minh Khai và Dương Liễu.

Biểu đồ 4.22: Biến đổi thu nhập của ngành CN-TTCN tại các xã 2010 – 2013 (tỷ.đ)

(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, 2013 )

Đối với xã Minh Khai, mức độ tăng tưởng ngành CN-TTCN trên địa bàn xã là rất cao từ 151,6 tỷ đồng năm 2010 lên đến 653,5 tỷ đồng trong năm 2013. Xã Dương Liễu cũng có những tăng trưởng đáng kể từ 97,7 tỷ đồng năm 2010 lên tới 202,7 tỷ đồng năm 2013. Trong khi đó, xã Cát Quế có những tăng trưởng chậm hơn.

Qua đó, có thể thấy rằng, mặc dù có sự tăng trưởng khá đều đặn về thu nhập tuyệt đối của ngành TTCN-CN nhưng tác động của đô thị hóa đến các khu vực ven đô tại huyện Hoài Đức đang tạo ra xu hướng phát triển nhanh của ngành Thương nghiệp - Dịch vụ, xu hướng giảm cơ cấu đối với ngành sản xuất nông nghiệp.

Điều đặc biệt là, khác với khu vực khác, khi cơ cấu ngành CN-TTCN có xu hướng tăng do chủ yếu phát triển công nghiệp thì tại các xã được khảo sát lại có xu hướng giảm hoặc không ổn định do tỷ lệ đóng góp vào ngành này tại các xã chủ yếu xuất phát từ làng nghề và làng nghề chế biến nông sản đang bị thu hẹp sản xuất do thiếu quy hoạch và ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

Bảng 4.8: Kết quả kinh tế của cơ sở sản xuất điều tra theo sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Sản xuất bánh kẹo Sản xuất sắn thô Sản xuất sắn tinh Sản xuất bún khô Sản xuất miến dong Tác vỏđỗ xanh Xay xát Bình Quân Doanh thu Tr.đ/th 114,14 49,44 85,97 10,99 198,60 176,64 4,13 91,42 Chi phí Tr.đ/th 81,74 35,64 67,57 5,69 173,80 160,94 1,53 75,27 Chi phí LĐ thuê ngoài Tr.đ/th 11,04 4,41 4,32 2,88 8,84 5,75 0,75 5,43 Chi phí nguyên liệu Tr.đ/th 54,77 21,03 55,40 1,82 144,26 151,28 0,18 61,25 Chi phí khác Tr.đ/th 15,93 10,20 7,84 0,99 20,71 3,91 0,60 8,60 Lợi nhuận Tr.đ/th 32,40 13,80 18,40 5,30 24,80 15,70 2,60 16,14 DT/Chi phí Lần 1,40 1,39 1,27 1,93 1,14 1,10 2,70 1,21 LN/chi phí Lần 0,40 0,39 0,27 0,93 0,14 0,10 1,70 0,21 (Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)

Bảng trên thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế của các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện Hoài Đức. Mặc dù chủ yếu sản xuất theo quy mô hộ gia đình nhưng lợi nhuận thu được của các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn ở mức khá cao, bình quân doanh thu đạt 91,42 triệu đồng/tháng, đặc biệt là các nghề có vốn đầu tư lớn như

sản xuất bánh kẹo, sản xuất tinh bột sắn, miến dong và tác vỏđậu xanh. Tuy nhiên, các nghề có vốn thấp hơn như xay xát và sản xuất bún lại có hiệu quả cao hơn khi lợi nhuận trên hiệu quảđầu tư tương ứng là 0,93 và 1,7 lần, trong khi các ngành khác chỉ

tiêu này chỉ từ 0,1-0,4 lần cho thấy việc doanh thu và lợi nhuận cao từ các nghề này chủ yếu xuất phát từ vấn đề quy mô sản xuất.

Xét bình quân mỗi cơ sở chế biến thu nhập 16,14 triệu đồng/tháng, đây là thu nhập khá cao so với quy mô hộ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn đối với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn ở mức rất thấp khi chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đạt 0,21 lần so với chi phí. Đối với doanh thu bình quân tại các cơ sở đạt 91,42 triệu

đồng/tháng. Trong điều tra các cơ sở CN-TTCN do UBND xã Minh Khai thực hiện hàng năm mức doanh thu bình quân tại các cơ sở chỉ đạt 40,44 triệu đồng/tháng, cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

thấy mức doanh thu tạo ra từ các ngành chế biến nông sản cao hơn rất nhiều so với hoạt động trong lĩnh vực khác như kinh doanh dịch vụ, cơ khí, vận chuyển...

Biểu đồ 4.23: Cơ cấu chi phí của các cơ sở chế biến nông sản (%)

(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)

Về chi phí, là ngành chế biến nông sản, chi phí nguyên liệu luôn chiếm tỷ trọng rất cao tại các lĩnh vực khác nhau, cụ thể sản xuất bánh kẹo (67%), sản xuất sắn thô (59%), sản xuất sắn tinh (82%), sản xuất miến dong (83%), tác vỏ đậu xanh (94%). Trong khi đó vùng cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất là các tỉnh có khoảng các lớn Sơn La, Lai Châu, và một phần từ Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Vĩnh Phúc... việc chi phí nguyên liệu tăng cao trong thời gian qua cũng là một nguyên nhân giảm quy mô sản xuất tại các làng nghề trong địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)