Thực trạng phát triển làng nghề trong bối cảnh đô thị hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

2.2.2.1 Thực trạng đô thị hóa diễn ra tại Việt Nam

Quá trình đô thị hóa ớ Việt Nam được khái quát qua các giai đoạn sau:

Thời kỳ Pháp thuộc: Các đô thị chú yếu giữ vai trò là trung tâm hành chính, nơi

đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến. Để thực hiện chính sách vơ vét ở

thuộc địa, thực dân Pháp đã cho xây một số điểm giao thông quan trọng, mở mang và củng cố các đô thị cũ, xây dựng thành phố mới. Do được đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đến nhiều thành phốđược mở rộng và tính đến năm 1955 dân sốđô thịđă chiếm tới 11%.

Thời kỳ 1955-1975: Là thời kỳ đất nước bị chia cắt hai miền, miền Bắc trong giai đoạn khôi phục kinh tế và đi theo con đường CNXH, chuẩn bị mọi nguồn lực cho giải phóng miền Nam và bị chiến tranh phá hoại nặng nề của đế quốc Mỹ cho nên quá trình đô thị hóa chậm. Trong khi đó do được hậu thuẫn của đế quốc Mỹ và các chính sách của chính quyền Sài Gòn nên quá trình đô thị hóa ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ, tình trạng dân di từ nông thôn ra thành thị tăng vọt.

Từ 1975 đến nay: Tỷ lệ dân sốđô thị sút giảm tạm thời sau khi thống nhất đất nước, từ đầu những năm 1980 dân số đô thị nước ta bắt đầu tăng. Tuy nhiên nhịp độ

tăng vần tương đối chậm, dân số đô thị có sự tăng trưởng tương đối ốn định ở mức thấp, tỷ lệ dân số tăng từ 17% năm 1990 lên 23,45% năm 1999, năm 2002 là 24% và gần 26% năm 2004. Tính đến năm 2013, Việt Nam có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 15 đô thị loại I, 16 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 66

đô thị loại IV với khoảng 35% dân số Việt Nam sống ở đô thị (wikipedia.org). Trên bình diện rộng các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, dân số càng tăng, dòng người di cư càng lớn, dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ

sở sẵn có, rồi việc hình thành các khu bần cư quanh đô thị, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu được đầu tư phục hồi nâng cấp dẫn đến sự mất cần bằng về tài nguyên ở nhiều nơi.

Nhìn chung phát triển đô thị và đô thị hoá tại Việt Nam còn chưa cân đối (vùng chậm phát triển chiếm đến 82% tống diện tích đất đô thị trong khi chỉ có 18% diện tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

thuộc vùng đô thị phát triển). Tình trạng phát triển đô thị và đô thị hoá hiện nay chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương của vùng, miền và đặc điểm khí hậu và ít nhiều tạo sự

cách biệt giữa đô thị và nông thôn, về tài chính đô thị củng chưa kích thích và chưa huy động được sự tham gia của khối kinh tế tư nhân và từ cộng đồng do nhận thức về

phát triển đô thị và đô thị hoá còn bị hiểu sai lệch, nhiều nơi đô thị hoá tạo nên hình

ảnh phát triển đô thị lộn xộn thiếu quản lý, quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng ở phần lớn các đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế - xã hội đô thị. Quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được lập cho hầu hết các đô thị lớn nhỏ, tuy nhiên quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị như cấp nước, thoát nước và xử

lý nước thải chỉ mới được lập cho một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh. (Lưu Đức Hải, 2006)

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, kinh phí đầu tư chủ yếu vẫn trông chờ vào cơ chế cấp phát ngân sách của Nhà nước và chờđợi vào các nguồn tài trợ từ nước ngoài. Quá trình xây dựng các dự án phát triển đô thị, đặc biệt các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật diễn ra còn chậm và khả năng hội nhập quốc tế

chưa cao. Chính vì vậy cho đến nay việc thực hiện chiến lược phát triển đô thị và đô thị hoá hoá trên toàn quốc vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc.

2.2.2.2 Thực trạng phát triển làng nghề trong bối cảnh đô thị hóa tại Việt Nam

Nghề truyền thống ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ

I trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nông nghiệp đã hình thành và phát triển các làng nghề TTCN. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng...

Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, người Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc. Dưới thời Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đưa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).

Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệp như

khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì TTCN và thương nghiệp cũng được triều đình chú trọng phát triển. Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng Thăng Long, nghề gốm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

ớ Bát Tràng, nghềđúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định)...

Thời kỳ hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nghề TTCN phát triển mạnh và rộng khắp. Thời kỳ này riêng ở vùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm nghề như nghề dệt phát triển mạnh ở Hà Nội và Hà Tây, đúc

đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu Khê - Hải Dương, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ - Hà Nội, gốm Hương Canh - Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dương, sắt Đa Hội - Bắc Ninh.

Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú hơn, các sản phấm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn

được đem ra trao đổi với các thương nhân nước ngoài như: BồĐào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc...

Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ưu thế về chất lượng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền. Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mới được du nhập từ Pháp và một số nước khác.

Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ 1976- 1996) giai đoạn này các làng nghềđược chú trọng phát triển và thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghềđược vận động vào làm trong các tố hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ cho ngành nghề phát triển, nhà nước còn hình thành các xí nghiệp công tư xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986- 1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla. Ngành nghề TTCN phát triển đã thu hút hàng triệu lao động như ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95.771 lao

động, đến năm 1988 tăng lên tới 111.693 lao động, tăng 44,17%.

Vào đầu những năm 1990 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ bị biến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ được, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCN giảm mạnh: Hà Tây năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

1988 có 111.693 lao động TTCN, đến năm 1991 chí còn 63.313 lao động, giảm 43,31% - Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6 nghề thủ công đã giảm 11.000 lao

động, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10- 15% so với giai đoạn 1988-1989.

Từ năm 1993 trở lại đây, đường lối đối mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả

tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường bằng tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chính vì vậy đã chuyển từ thị trường các nước Đông Âu, Liên Xô truyền thống trước đây sang các nước khác, ưu tiên các nước trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề TTCN lại được phục hồi, chuyển hướng và phát triển (Phạm Minh Đức và CS, 2000).

Năm 2011, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định 2636/QĐ-BNN về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề. Nhiều giải pháp đã được xây dựng, nhằm góp phần phát triển bền vững khu vực nông thôn những năm tới, trong đó có chính sách hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề và đất đai. Gắn với giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ bảo tồn và phát triển làng nghề, theo Quyết định nói trên, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, chuyên gia nước ngoài truyền tay nghề, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất các nghề thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm.

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các làng nghề truyền thống, Chính phủ đã có Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế có liên quan khác theo quy định đểđầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển làng nghề ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và khôi phục, bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)