3.1.1.1 Đặc điệm vị trí địa lý huyện Hoài Đức
Hoài Đức là huyện nằm phía Tây thủ đô Hà Nội (phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, phía Đông giáp huyện Từ Liêm, phía Nam giáp quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ, phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ); Địa bàn huyện có các quốc lộ lớn chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, tỉnh lộ 423, tỉnh lộ 70, đây là những tuyến giao thông quan trọng nối huyện với nội thành và các vùng lân cận. Hoài Đức có sông Đáy chạy dọc theo địa bàn của 10 xã trong huyện hình thành vùng bãi đa dạng hóa các loại hình sản xuất, đồng thời còn đảm bảo tưới tiêu cho phần lớn các diện tích canh tác và là nguồn cung cấp phù sa lớn cho đất nông nghiệp của huyện.
Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc: thị trấn Trạm Trôi (ở phía bắc) và 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La,
Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở), có 54 làng, 132 khu dân cư.
3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu và nguồn nước huyện Hoài Đức
Thời tiết khí hậu: Là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ
trung bình 24oC, mùa đông khô lạnh, nhiệt độ trung bình 14oC - 15oC. Độ ẩm trung bình 83% - 85% (ẩm nhất là tháng 3 tháng 4 độ ẩm lên tới 98%). Lượng mưa trung bình từ 1600 - 1800 mm, mưa lớn tập trung 3 tháng 6,7,8 chiếm 80- 86% lượng mưa cả năm, từ tháng 1 đến tháng 4 thường có mưa phùn độ ẩm không khí 84 - 85%. Nhìn chung khí hậu và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Nam, chia thành vùng bãi và vùng đồng.Vùng bãi ngoài đê sông Đáy, gồm toàn bộ
diện tích xã Vân Côn và một phần diện tích của 9 xã. Vùng đồng, gồm một phần diện tích của 9 xã vùng bãi và trọn vẹn diện tích của 11 xã trong đồng.
Tài nguyên trong lòng đất như các loại quặng khoáng sản… hầu như chưa được phát hiện, nguồn nước ngầm khá phong phú được phân bổđều cho các xã.
Tài nguyên đất, thuộc vùng châu thổ sông Hồng, đất được bồi lắng phù sa, do vậy đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, thích hợp phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, cây ăn quả.
Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu vực đoạn sông chảy qua huyện có tổng chiều dài khoảng 23km. lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê ( đê tảĐáy và đê hữu Đáy), khoảng cách từ lòng sông vào chân đê trùng bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn, khoảng 3,9km. Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ lưu vực
Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy, tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.
3.1.1.3 Đặc điểm tài nguyên và môi trường huyện Hoài Đức
Tài nguyên khoáng sản: Huyện Hoài Đức là khu vực khan hiếm tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, tuy nhiên, trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao.
Tài nguyên nước:
Nước mặt: ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Hoài Đức được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoài Đức còn có hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56ha.
Nước ngầm: huyện Hoài Đức nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất, thuỷ văn mang đậm nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong mấy năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn kiệt nhiều do đó, cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của huyện Hoài Đức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
Nước mưa: với lượng mưa trung bình 1.600 – 1.800mm mỗi năm, mặc dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồđầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.
Môi trường sinh thái của Hoài Đức nhìn chung đang là vấn đề nhức nhối. Với
đặc thù của huyện công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh, dân sốđông, nhiều làng nghề, sông Đáy là nơi tiêu thoát nước chính của Hoài Đức song dòng chảy ngày càng thu hẹp nên khả năng tiêu thoát nước kém. Rác thải dân cư ngày càng nhiều, ô nhiễm không khí và môi trường tại các làng nghềđã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân cư quanh các khu vực này.