gia trên thế giới
2.2.1.1 Thực trạng phát triển làng nghề tại Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, trong nửa thế kỷ qua quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Kể từ sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quá trình đô thị hóa bắt đầu diễn ra. Trong giai đoạn này công nghiệp tăng trưởng mạnh, dẫn đến quá trình đô thị hóa nhanh, xuất hiện dòng di cư lớn dân nông thôn ra thành thị. Đến năm 1961, dân số đô thị lên đến 123,71 triệu người, chiếm 18,14% dân số cả nước. Thời kỳ này các thành phố ở Trung Quốc phát triển mạnh, vượt quá khả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
năng kinh tế, đã có 339 thành phố, trong đó 39 thành phố lớn. Sau thời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phát triển chậm lại quá trình đô thị hóa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, giảm bớt công nhân viên chức, nhân khẩu ở
thành thị, thụ hẹp, điều chỉnh các thành phố cực lớn. Từ năm 1978 đến nay, các chính sách mở cửa, cải cách thể chế kinh tế đã làm cho nền kinh tế bước vào thời kỳ cao trào, quá trình đô thị hóa phát triển vào giai đoạn mới. Tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh chóng từ 17,6% năm 1977 lên 29,4% năm 1995, tốc độ tăng dân sốđô thịđứng
đầu thế giới 4,1% bình quân năm.
Nghề thủ công của Trung Quốc có từ lâu đời và nối tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim và nghề làm giấy... Sang đầu thê kỷ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và các làng nghề. Đến năm 1954, các ngành nghề TTCN được tổ chức vào các HTX, sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại một số làng nghề. (Mai Thế Hởn, 1999)
2.2.1.2 Thực trạng phát triển làng nghề tại Nhật Bản
Cũng giống như các nước công nghiệp phát triển cao như Tây Âu, Mỹ ... Nhật Bản cũng là nước phát triển và có tỷ lệ dân cư sống tập trung ở các đô thị cao, chiếm trên 80% tổng dân số. Quá trình đô thị hóa ở Nhật Bản diễn ra mạnh từ những năm 1945, khi đó dân cư thành thị chiếm 30% tổng dân số nhưng đến năm 1985 đã tới 80% dân số sống ớ các đô thị. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng các thành phố tăng lên nhanh chóng. Từ 501 thành phố vào năm 1957 đã tăng lên 625 thành phố năm 1987. về tổng thể sự phát triển nhanh chóng của các thành phố Nhật Ban theo mô hình gia tăng dân số, sự phát triển chủ yếu các thành phố ra đời trước kia từ khu vực nông thôn.
Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như
chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghê dệt chiếu, nghề thủ công mỹ
nghệ... Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tuy tốc độ CNH và phát triển nhanh, song một số làng nghề vần tồn tại và các nghề thủ công vẫn được mở mang. Họ rất quan tâm chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
thôn để làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ởđô thị.
Đi đôi với việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công cổ truyền, Nhật Bản còn chủ trương nghiên cứu các chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện mỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờđó các hoạt động phi nông nghiệp diễn ra một cách tích cực, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 85% tổng thu nhập của các hộ. (Mai Thế Hởn, 1999)
2.2.1.3 Thực trạng phát triển làng nghề tại một số nước khác
Hàn Quốc: Sau chiến tranh kết thúc, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến CNH nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung chủ
yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, ngành nghề TCN và sản xuất chế biến lương thực, thực phấm theo công nghệ cổ truyền.
Chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ớ nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997. Chương trình này tập trung vào các nghề sứ dụng lao động thủ công, công nghệđơn giản và sư dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ớđịa phương, sản xuất quy mô nhỏ khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đài Loan: Trong quá trình CNH Đài Loan đã xây dựng các cơ sở công nghiệp nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm trong nông thôn. Ngoài ra các làng xã vẫn phát triển các nghề cố truyền, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khấu. Do CNH nông thôn và ngành nghề truyền thống phát triển mà số hộ
nông dân chuyên làm ruộng đến nay chỉ còn trên dưới 9%, trong đó cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân thu nhập từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm 60 - 62%.
Thái Lan:Đây là nước có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề truyền thống. Các nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như chế tác vàng, bạc, đá quý và đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân tài hoa với công nghệ, kỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ vàng bạc đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷđô la. Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng gần đây ngành này đã phát triền theo hướng CNH, HĐH và trở
thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau gạo. Vùng gốm truyền thống ở
Chiềng Mai xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp và gốm mới, được sản xuất trong 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận. Cho đến nay 95% hàng hoá xuất khấu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác gỗ vẫn tiếp tục phát triển và tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
Ấn Độ: Là nước có nền văn hoá, văn minh rất lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề TTCN với doanh thu hàng năm gần 1000 tỷ rupi. Ở nông thôn Ấn
Độ trong thời kỳ CNH, nhiều cơ sở công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công cụ chế biến được phát triển. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích các ngành công nghiệp cổ truyền và TTCN cùng phát triển. (Mai Thế Hởn, 1999)
2.2.1.4Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong bối cảnh đô thị hóa trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống
Thông qua sự phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống của một số nước
được trình bày ở trên, muốn phát triển công nghiệp trước hết phải chú ý phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống. Từđó tạo thị trường nông thôn rộng lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng CNH. Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều ngành nghề cổ
truyền đã trang bị một phần máy móc thiết bị cơ khí và bán cơ khí, kết hợp bàn tay
điêu luyện và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân. Chính điều này đã tạo điều kiện đế
nông dân tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Các nước đều sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
dụng triệt để các phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện đấy. Đồng thời tiến hành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu đểđào tạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Ngoài ra các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời các nhà kinh doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn đê báo cáo những chuyên đề hoặc mang các sản phẩm đi triển lãm, trao đổi...
Vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốn cho các làng nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh. Sự hỗ trợ về vốn, tài chính của Nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà các làng nghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thông đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề
truyền thống phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là chính sách thuế
và thị trường của nhà nước để khuyến khích làng nghề truyền thông phát triển.
Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống là thể
hiện sự phân công lao động, thông qua hỗ trự giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề
lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống. (Mai Thế Hởn, 1999)
Việc phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống đã được các nước trên thế
giới và trong khu vực xem đó là một giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn. Hơn nữa các nước cũng còn xem xét phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như là một biện pháp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35