chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức
Đô thị hóa đã tác động đến nhiều mặt trong phát triển làng nghề tại Hoài Đức, nhưng việc nằm trong khu vực ven đô Hà Nội tạo ra rất nhiều lợi thế cho việc tiêu thụ
sản phẩm vì gần thị trường rộng lớn với gần 7 triệu dân. Khoảng cách gần giúp giảm thiểu chi phí trong vận chuyển và bảo quản... Tuy nhiên, khác với người tiêu dùng khu vực nông thôn, với thu nhập, mức sống và trình độ dân trí của người tiêu dùng khu vực thành thị cao hơn và họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề VSTP. Đối với các sản phẩm chế biến nông sản tiêu thụ tại khu vực thành thị được xem như là thị trường khó tính hơn rất nhiều do yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm tiêu dùng cao hơn. Tuy nhiên, điều đáng báo bộng hiện nay trong vấn đề thương mại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113
sản phẩm đối với các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức hầu như không
đáp ứng được yêu cầu khó tính của người tiêu dùng khu vực đô thị.
Dưới tác động của đô thị hóa gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của các cơ sở cung ứng cho thị trường vẫn ở mức khá cao. Cụ thể, đối với xã Dương Liễu năm 2013 đã cung
ứng ra thị trường 134.500 tấn sản phẩm các loại chủ yếu là tinh bột sắn, tinh bột dong, Miến dong và Mạch nha... mang lại doanh thu cho các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã là 1.245,5 tỷđồng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của 85% hộ dân cư sống trên
địa bàn toàn xã trong thời gian vừa qua.
Bảng 4.12: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chế biến nông sản xã Dương Liễu năm 2013 STT Sản phẩm Số( T lượấn) ng ( 1000Giá đ/tấn ) Thành ti( Tỷđồng) ền 1 Tinh bột sắn 60.000 3.000 180,0 2 Tinh bột dong 20.000 6.000 120,0 3 Bánh kẹo các loại 18.000 15.000 270,0 4 Đỗ xanh bóc tách 4.500 35.000 157,5 5 Vừng lạc sơ chế 1.000 30.000 30,0 6 Miến dong 20.000 20.000 400,0 7 Bún, phở khô 1.000 8.000 8,0 8 Mạch nha 10.000 8.000 80,0 Tổng 134.500 1.245,5
(Nguồn: Báo cáo phát triển làng nghề xã Dương Liễu năm 2013)
Mặc dù vậy, giai đoạn từ 2005-2013 trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, sản lượng sản xuất của làng nghề chế biến nông sản của xã Dương Liễu đã có thay đổi rất nhiều về mặt cơ cấu sản phẩm cung ứng ra thị trường. Điều này cũng là biểu hiện chung của các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức hiện nay.
Tác động của đô thị hóa đến thương mại sản phẩm của các làng nghề chế biến nông sản thể hiện qua hai giai đoạn trước và sau năm 2008, cụ thể:
Giai đoạn 2005-2008, Hà Tây chưa sát nhập về Hà Nội, sự tác động của đô thị hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114
trừ sản xuất mạch nha có xu hương giảm xuống thì tất cả các lĩnh vực sản xuất khác đều có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là sản xuất bánh kẹo đã tăng hơn 4 lần.
Giai đoạn 2008-2013, sau khi Hà Tây được sát nhập, tốc độđô thị hóa được đẩy lên chóng mặt với các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên tại huyện Hoài Đức. Hầu hết sản lượng các sản phẩm đã có xu hướng giảm xuống, hoặc ổn định. Chỉ có sản phẩm miến dong với nhu cầu cao từ thị trường vẫn tăng trưởng.
Bảng 4.13 thể hiện xu hướng thay đổi về cơ cấu sản phẩm trong các làng nghề chế
biến nông sản hiện nay. Đô thị hóa tác động đến việc phân bố lại cơ cấu sản phẩm trong làng nghề trong bối cảnh thay đổi về nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm đó, Trong đó có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm sản phẩm có xu hướng giảm nhanh về mặt cơ cấu gồm sản xuất tinh bột sắn, đỗ xanh tách vỏ; Nhóm sản phẩm có xu hướng tăng gồm sản xuất bánh kẹo, sản xuất miến dong; Nhóm sản phẩm có xu hướng không ổn định gồm sản xuất tinh bột dong, vừng lạc sơ chế, bún phở khô và sản xuất mạch nha.
Bảng 4.13: Thay đổi về sản lượng và cơ cấu sản phẩm chế biến nông sản xã Dương Liễu
STT Sản phẩm chủ yếu Năm 2005 Năm 2008 Năm 2013 SL (tấn) Cơ cấu (%) SL (tấn) Cơ cấu (%) SL (tấn) Cơ cấu (%) 1 Tinh bột sắn 60.000 55,6 70.000 48,8 60.000 44,6 2 Tinh bột dong 17.000 15,7 20.000 13,9 20.000 14,9 3 Bánh kẹo các loại 4.000 3,7 18.000 12,5 18.000 13,4 4 Đỗ xanh bóc vỏ 4.500 4,2 5.000 3,5 4.500 3,3 5 Vừng lạc sơ chế 1.000 0,9 10.000 7,0 1.000 0,7 6 Miến dong 4.500 4,2 7.500 5,2 20.000 14,9 7 Bún phở khô 2.000 1,9 3.000 2,1 1.000 0,7 8 Mạch nha 15.000 13,9 10.000 7,0 10.000 7,4 9 Tổng 108.000 100,0 143.500 100,0 134.500 100,0
(Nguồn: Báo cáo phát triển làng nghề xã Dương Liễu năm 2013 và tính toán của tác giả)
Các nhóm sản phẩm này cho thấy, đô thị hóa đang làm tăng lên nhu cầu của sản xuất các loại bánh kẹo và miến dong, sản phẩm thiết yếu trong nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong khi đó, các sản phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ thống cơ sở hạ tầng như sản xuất tinh bột sắn đang dần giảm cơ cấu sản xuất trong làng nghề do đây không phải là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115
Xét về phương diện thị trường sản phẩm tại các làng nghề của huyện Hoài Đức cho thấy một nghịch lý đang diễn ra đối với các sản phẩm chế biến trên địa bàn, mặc dù có lợi thế lớn về thị trường khu vực đô thị nhưng thị trường chủ yếu của các sản phẩm chế biến tại huyện Hoài Đức lại là khu vực nông thôn tại các tỉnh khác.
Biểu đồ 4.29: Thị trường một số sản phẩm chế biến làng nghề tại Hoài Đức
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát 2013)
Qua biểu đồ ta thấy, chỉ có 17% khối lượng sản phẩm sản xuất ra được cung cấp cho thị trường Hà Nội và 83% tiêu thụ tại thị trường các tỉnh khác. Rõ ràng sản phẩm chế biến nông sản tại Hoài Đức đang mất đi lợi thế của mình trong hoạt động thị
trường khu vực ven đô thị. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có bao bì, nhãn mác, thương hiệu và không thể truy suất nguồn gốc sản phẩm chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự “quay lưng” với các sản phẩm chế biến nông sản tại Hoài Đức của khác hàng trong khu vực thành phố Hà Nội.
Việc sản xuất trên một địa bàn bị ô nhiễm nghiêm trọng đặt ra các câu hỏi về
chất lượng ATTP của các sản phẩm được sản xuất ra trong khu vực. Hằng năm, đều có các lớp tập huấn về kỹ năng lao động, ATTP, vệ sinh lao động… do xã và huyện tổ
chức. Tuy nhiên, Chế biến nông sản, đặc biệt là sản xuất miến, bún, tinh bột sắn cần nhiều diện tích, trong khi đó hầu hết hộ dân đều tận dụng đất của gia đình để sản xuất nên rõ ràng chưa đáp ứng yêu cầu ATTP theo quy định. Cùng với quá trình đô thị hóa, nhận thức về VSTP của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, việc sản xuất không đáp
ứng được điều kiện VSTP như hiện nay tại Hoài Đức làm cho các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá rất thấp, việc khai thác thị trường tiềm năng trong nội đô Hà Nội ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116
Theo số liệu khảo sát của trung tâm Kỹ thuật ATVSTP (ĐH Bách khoa Hà Nội) năm 2012, tại các cơ sở sản xuất về miến dong, bún khô và bánh phở khô tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho thấy: 15% cơ sở có chuồng lợn gần sát khu vực sản xuất, 100% sản phẩm được phơi vào phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải, 100% cống thoát nước thải công cộng chưa có nắp đậy gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan.
Bên cạnh đó, 100% người trực tiếp tham gia sản xuất chưa đội mũ che tóc, chưa đeo khẩu trang, 60% nguyên liệu bột nhập từ Trung Quốc độẩm khoảng 40%, mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống rất mất vệ sinh, 50% các hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydrosulphat, axit HCL, thuốc tím, 50% số hộ
dùng phèn chua để làm dai bột. Về kiến thức thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, khảo sát này chỉ ra: 50% số người tham gia sản xuất chưa được khám sức khoẻ và cấy phân tìm mầm bệnh đường ruột, 70% người tham gia sản xuất trên 1 năm chưa khám sức khoẻ, 100% người tham gia sản xuất chưa áp dụng kiến thức tập huấn về ATTP.
Toàn bộ thực trạng trên cho thấy cần phải có sự định hướng lại trong việc xác
định thị trường tiêu thụ sản phẩm các sản phẩm làng nghề chế biến nông sản hiện nay nhằm thoát khỏi hiện tượng “thất bại” trong khai thác lợi thế so sánh về thị trường tại các làng nghề tại huyện Hoài Đức.
Tóm lại, nằm trong khu vực ven đô, mặc dù chịu nhiều tác động từ quá trình đô thị hóa dẫn đến xu hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất nhằm phù hợp với điều kiện thị trường. Làng nghề truyền thống huyện Hoài Đức có nhiều lợi thế so sánh về
mặt thương mại sản phẩm do gần khu vực đô thị, nhưng các lợi thế này chưa được các làng nghề chế biến nông sản tại đây khai thác hiệu quả do sản phẩm tại các làng nghề
chế biến nông sản chưa chú trọng đến phát triển chất lượng sản phẩm và VSTP trong các sản phẩm chế biến.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117