Kỹ thuật, công nghệ là yếu tố quyết định rất lớn đến số lượng, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Tuy nhiên, thực trạng chung của các làng nghề chế biến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105
nông sản huyện Hoài Đức hiện nay là công cụ sản xuất thô sơ, phổ biến là kỹ thuật thủ
công. Trình độ công nghệ cũ kỹ, phần lớn là sử dụng máy móc truyền thống hoặc do các doanh nghiệp khác thải loại. Dẫn đến tình trạng mức độ chính xác không cao, tiêu hao điện và thất thoát nguyên liệu rất nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho sản xuất thấp, tỷ lệ cơ sở có nhà xưởng kiên cố thấp, hầu hết các công đoạn chưa được cơ
giới hóa, chủ yếu công việc thủ công. Việc công nghệ lạc hậu, không đồng bộ trong toàn bộ các công đoạn của chế biến nông sản là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn huyện như hiện nay do thiếu trầm trọng công nghệ trong xử lý môi trường.
Mặc dù vậy, diễn biến vềđổi mới công nghệ, trang thiết bị mới hiện đai trong các làng nghề chế biến nông sản chưa nhiều vì đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Việc huy
động các nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất và đổi mới công nghệđối với các cơ sở sản xuất là rất khó khăn. Việc sử dụng thiết bị, máy móc, các nguyên liệu, hóa chất và một số biện pháp gia công kỹ thuật mới vào sản xuất còn rất tùy tiện, không đồng bộ nên công nghệ còn hạn chế và hiệu quảđổi mới công nghệ thấp.
Biểu đồ 4.27: Giá trị của các cơ sởđiều tra năm 2013 (triệu đồng)
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát 2013)
Biểu đồ trên thể hiện giá trịđầu tư của các cơ sởđược điều tra trong năm 2013. Ngoài lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, mặc dù sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ giá đình, tuy nhiên giá trị vốn đầu tư các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn là khá cao, bình quân mỗi cơ sở là hơn 1,1 tỷđồng. Việc vốn đầu tư tương đối lớn là rào cản chính cho việc thay đổi kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
Mặt khác, dưới tác động của đô thị hóa nhanh chóng, quy mô làng nghề ngày càng bị thu hẹp, giá trịđất đai tăng quá cao dẫn đến khả năng thay đổi công nghệđối với các cơ sở ngày càng khó khăn. Ngoài ra, do sản xuất chủ yếu trong khu vực dân cư, cơ
sở hạ tầng không được quy hoạch đồng bộ cho các công nghệ mới đưa vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ xử lý môi trường đối với các cơ sở. Dẫn đến tỷ lệ áp dụng công nghệ
mới vào sản xuất của các cơ sở là rất thấp, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất cần có các biện pháp xử lý môi trường như sản xuất sắn, miến dong hay sản xuất bún, phở khô.
Biểu đồ 4.28: Tỷ lệ thay đổi kỹ thuật công nghệ vào sản xuất 2008 -2013 (%)
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát 2013)
Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ các cơ sở thay đổi về áp dụng kỹ thuật công nghệ
trên địa bàn ở mức 25,15% trên toàn bộ các cơ sở. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại không đồng
đều trong các khu vực sản xuất, tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực là sản xuất bánh kẹo (83,33%) và tách vỏđậu xanh (60%). Thậm chí lĩnh vực sản xuất sắn thô và xay xát có tỷ lệ các cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất là 0%. Các cơ sở trong lĩnh vực khác đều ở mức rất thấp.
Khoa học công nghệ ngành càng đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc đô thị hóa quá nhanh, không gian sản xuất chật hẹp, vốn đầu tư cho công nghệ lớn và chủ yếu tập trung ở diện tích đất cho công nghệ, cơ sở hạ tầng không phù hợp với công nghệ mới đang làm cho công nghệ trong các làng nghề chế biến nông sản ngày càng lạc hậu hơn.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ không đồng bộ giữa các cơ sở khác nhau làm cho chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều gây ra khó khăn lớn trong việc tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107
cận các thị trường đang ngày càng khó tính tại khu vực đô thị, trong khi thị trường này
đang là một lợi thế lớn cho sản xuất chế biến nông sản tại khu vực ven đô.
Mặc dù vậy, một dấu hiệu tích cự tại các làng nghề chế biến nông sản hiện nay
đối với việc đổi mới công nghệ là hầu như các hộ sản xuất đều đã nhận thấy được sự
tác động mạnh mẽ từ quá trình đô thị hóa đến hoạt động sản xuất chế biến của mình. Vì vậy, trong định hướng đầu tưđã có tới 24% các hộ sản xuất xác định đổi mới công nghệ là kế hoạch đầu tư cho tương lai. Đặc biệt, hầu như các nhóm hộ quyết định đổi mới công nghệđều xuất phát từ nhóm sản phẩm có xu hướng đổi mới chậm trong giai
đoạn 2008 – 2013 như sản xuất bún 25%, sản xuất miến dong 22%, sẵn tinh 18% và xay xát tách vỏđậu xanh lên tới 50%.
Tóm lại, trong bối cảnh đô thị hóa, hoạt động đổi mới công nghệ trong thời gian vừa qua đối với các hộ sản xuất chế biến nông sản trên địa bàn Hoài Đức là tương đối chậm chạm, việc đổi mới công nghệ chỉ diễn ra mạnh ở nhóm sản phẩm bánh kẹo và xay xát, trong khi tỷ lệ thay đổi công nghệ các nhóm khác là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thiếu nguồn vốn đầu tư và mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, định hướng đầu tư tại các nhóm sản phẩm này đã cho thấy các dấu hiệu tích cực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến hoạt động sản xuất của cơ sở.
4.2.8 Tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường trong các làng nghề chế
biến nông sản tại huyện Hoài Đức
Dương Liễu, Minh Khai và Cát Quế chính là “bộ ba” làng nghề báo động nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường. Do sản xuất chủ yếu là tự phát với quy mô nhỏ
thiếu quy hoạch tổng thể, hạn chế về vốn và công nghệ dẫn đến làng nghề truyền thống hiện nay chưa đồng bộ với việc xây dựng các dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất và khu vực dân cư. Ở một số làng nghềđã có sự báo động xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo kinh doanh, không chăm lo đến bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều nơi quy mô sản xuất đã vượt quả sự chịu đựng của môi trường.
Xuất phát từđặc trưng của các hoạt động CBNSTP là trải qua các công đoạn việc rửa, bóc, tách vỏ nguyên liệu; nghiền, xay các loại củ (dong, sắn, đỗ); ngâm, ủ, lọc bột
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108
dong, sắn; phơi sấy sản phẩm; vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm... Bởi vậy, đối với chất thải rắn chủ yếu là các loại bã sắn, bã dong; vỏ (sắn, dong, đỗ,...) kèm với đất cát; xỉ
than. Đối với nước thải, đặc trưng là có hàm lượng hữu cơ cao nên khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao. Ngoài ra, có một số hoạt động cần thiết phải sử dụng nhiệt năng như
làm bún, làm miến mà nguồn nhiên liệu chủ yếu là than cũng tạo ra một lượng CO, CO2, SO2 không nhỏ. Đồng thời, việc vận chuyển các nguyên liệu và sản phẩm bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (có xe cải tiến, xe máy, xe kéo gắn máy, ô tô...) cũng làm cho nồng
độ các chất trên và nồng độ bụi tăng cao. Nhất là vào mùa vụ sản xuất chính (thời điểm từ
tháng 9-12 âm lịch), sự ô nhiễm không khí có biểu hiện khá rõ. Ngoài ra, các thời điểm khác hàm lượng này gần như chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 4.10: Hiệu suất nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất cho 1 tấn nguyên liệu Các hoạt
động sản xuất
Đầu vào Đầu ra
Sản phẩm Dòng thải Hiệu suất Nguyên liệu Nguyên liệu Lượng Sản phẩm Lượng Nước m3 RTR Khí SX tinh bột sắn Sắn củ 1000 kg Tinh bột sắn 470 kg ~ 7 m3 Mang theo 46 kg bột hòa tan Đất cát, vỏ(50kg) Mùi chua của sắn ngâm, bã sắn 47 % Nước 0,75 m3 ướBã st(404kg) ắn Điện Kwh 1,45 B(60kg) ột đen Xỉ than 30 kg Xỉ(80kg) than ướt
Sx tinh bột dong Dong củ 1000 kg Tinh bột dong (W 50%) 290 kg ~ 25 m3 Đất cát, vỏ(100kg) Mùi chua của bột ngâm, bã dong 29 % Nước 14,2 m3 -theo 54 Mang
kg bột hòa tan
Bã dong ướt
(800 kg)
Điện Kwh 1,45 75% (120kg) Bột đen W Xỉ than khô 30 kg Xỉ than ướt (50kg) Sơ chếđỗ
xanh dạng hạtĐỗ xanh 1000 kg Đỗ xanh tách vỏ 750 kg - Vỏ đỗ (25 kg) - 75 %
SX miến Tinh bột dong Nước 1000 kg 0,5 m3 Miến 500 kg 4 – 4,5 m3 - - 50 %
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109
Theo số liệu của Đặng Kim Chi năm 2005, cho thấy mức độ dòng thải của các hoạt động sản xuất chính tại các làng nghề chế biến nông sản hiện nay, đặc biệt là đối với sản xuất tinh bột dong. Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Dương Liễu toàn bộ
làng nghề hiện nay chỉ còn khoảng 50 hộ chuyên sản xuất củ dong (Chiếm khoảng 2 % toàn bộ Hộ trong làng nghề) nhưng mức độ ảnh hưởng tới đời sống của 98% các hộ
dân còn lại và các ngành nghề khác là rất lớn do hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghềđều không có khả năng xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Chất thải từ hoạt
động sản xuất của các làng nghề nhìn chung được cả trực tiếp ra mương, ao, hồ, ruộng lúa mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào.
Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, không có quy hoạch cụ thể dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lí rác thải. Điều này đã ảnh hưởng đến sự
an toàn và chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng dân cư do hầu hết các cơ sở sản xuất đặt tại hộ gia đình nên việc thu gom rác thải sản xuất rất khó khăn. Hầu hết các làng nghề chưa có biện pháp nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải sản xuất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn,…
Bảng 4.11: Thống kê khối lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất STT Tên làng nghề Nước thải SH (m3/ngày) Nước thải SX (m3/năm) Nguồn nhận 01 Minh Khai 450 355.000 Hệ thống mương tiêu để sản xuất nông nghiệp và sông Đáy 02 Dương Liễu 960 350.000 Hệ thống mương tiêu để sản xuất nông nghiệp và sông Đáy 03 Cát Quế 1200 400.000 Hệ thống mương tiêu để sản xuất nông nghiệp và sông Đáy
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoài Đức)
Dưới góc nhìn của đô thị hóa, quy mô sản xuất ngày càng hạn chế, chi phí đầu tư công nghệ cao dẫn đến tại cơ sở sản xuất hầu như chưa có bất cứ sựđầu tư hệ thống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110
nào nhằm giảm thiểu chất thải, BVMT. Do đó, hiệu suất của nguyên liệu không cao,
đồng nghĩa là khối lượng thải lớn không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên gây ô nhiễm là điều tất yếu. Hơn nữa, không gian sản xuất ngày càng thu hẹp dẫn đến thiếu mặt bằng nên toàn bộ việc phơi các sản phẩm (bột sắn, dong, miến) được tập trung ở cánh đồng, ven đường đi, các bãi đất trống; hàng trăm tấn nguyên liệu (chủ yếu là củ sắn, củ dong được chất đống ở khu vực chợ nông sản, ven các đường đi)... làm mất vệ sinh môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không chỉở quy mô các cơ sở sản xuất, thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế biến nông sản hiện nay có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Sản xuất tự phát, quy mô nhỏ diễn ra từ lâu đời, tuy nhiên, xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại các xã từ trước đây nay hầu như
tập trung nhiều hơn cho đầu tư phục vụ phát triển khu dân cư mà không chú trọng đến yếu tố phát triển làng nghề dẫn đến việc thiếu trầm trọng các khu vực, các hệ thống xử
lý chất thải trên quy mô làng nghề.
Không chỉảnh hưởng đến môi trường trong các làng nghề chế biến nông sản tại các xã này, việc xả nước thải ra hệ thống sông ngòi đang gây ảnh hưởng đến toàn bộ
khu vực sông Đáy, phía Tây khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, nơi đang mọc lên hàng loạt các khu đô thị như An Khánh, Dương Nội, Văn Phú... trái ngược với sựảnh hưởng lớn hơn từđô thị hóa đến quy mô, mặt bằng, vốn, công nghệ... thì việc ô nhiễm môi trường lại gây ra ảnh hưởng lớn hơn đối với tiến trình đô thị hóa.
Trên thực tế, từ năm 1995-2001, huyện Hoài Đức đã đầu tư xây dựng công trình sản xuất phân hữu cơ từ bã sắn, đót và xử lý nước thải ở xã Dương Liễu trị giá gần 5 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, công trình đã bàn giao cho Công ty TNHH Mặt Trời Xanh sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả do quy mô không tương xứng và không có thị trường tiêu thụ. Năm 2002, xã Minh Khai cũng hoàn thành công trình xử lý nước thải với công suất 120m3/ngày với tổng số tiền đầu tư 100 triệu đồng. Nhưng khi
đưa vào sử dụng một thời gian ngắn, công trình đã phải "đắp chiếu" do đặt sai vị trí. Vì nằm sát khu dân cư nên mỗi khi xử lý nước thải, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, bay vào trường học và khu vực liền kề gây bức xúc trong dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111
Sựđổ vỡ của các dự án khiến công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề trên
địa bàn trở nên bức xúc. Trong khi đó, kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của huyện hằng năm đều tăng theo cấp số nhân. Nếu như năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện chỉđạt 30 triệu đồng, thì đến năm 2010, kinh phí sự nghiệp môi trường trích từ ngân sách huyện đã tăng lên trên 4 tỷđồng.
Một biện pháp nữa mà chính quyền thành phố đặt ra là hỗ trợ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các cụm CN làng nghề. Tuy nhiên, chưa xét đến hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải trong các cụm CN làng nghề được quy hoạch xây dựng, thì hiện nay, trong 12 cụm công nghiệp, chỉ có duy nhất cụm công nghiệp La Phù có hệ thống xử lý rác thải tập trung. Trong khi đó, có 4 cụm có quy hoạch hệ thống xử lý chất thải nhưng vẫn chưa triển khai. Đáng báo động hơn, hiện có 7 cụm CN đã lấp đầy doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh nhưng đều xả thải trực tiếp ra môi trường. Nguyên nhân của tình trạng cụm CN thiếu các khu xử lý nước thải tập trung là do trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủđô, tác động lớn từđô thị hóa và công nghiệp hóa làm cho các địa phương thu hút đầu tư tràn lan, trong khi đó các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được quy hoạch đồng bộ. Việc quá nóng vội trong vấn đề thu hút đầu tư vào phát triển đô thị
và phát triển công nghiệp đã khiến huyện Hoài Đức “quên” quy hoạch hệ thống xử lý nước thải trong các cụm công nghiệp làng nghề, mặc dù vấn đề này rõ ràng cần được đặt