Tác động của quá trình đô thị hóa đến quy mô/số hộ tham gia trong các làng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 96 - 99)

ngh chế biến nông sn ti huyn Hoài Đức

Tác động đầu tiên của việc phát triển đô thị hóa đến các làng nghề là sự thay đổi về

quy mô của các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức do định hướng của quy hoạch đô thị, tốc độ tăng trưởng nhanh về dân số dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu đất đai, chuyển dịch các ngành nghề khác nhau trong làng nghề. Theo số liệu của UBND các xã Dương Liễu, Minh Khai và Cát Quế cho thấy quy mô làng nghề có sự khác biệt do điều kiện tự nhiên và quá trình phát triển của các làng nghề có sự khác biệt giữa các xã.

Biểu đồ 4.14: Số lượng hộ chế biến nông sản tại địa bàn nghiên cứu 2013

(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, 2013 )

Qua biểu đồ trên cũng cho thấy quy mô làng nghề chế biến nông sản tại các xã, qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của các làng nghề này đối với đời sống dân cư

và phát triển kinh tế của địa phương. Tỷ lệ hộ hộ tham gia chế biến nông sản có sự

khác biệt lớn giữa các xã. Trong đó, xã Dương Liễu có tỷ lệ hộ chế biến nông sản chiếm tới 85% tổng số hộ trong toàn xã, Minh Khai có 41% hộ tham gia chế biến nông sản và thấp nhất tại xã Cát Quế với 7%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Mức độ tác động của đô thị hóa đến việc tăng trưởng quy mô hay số hộ tham gia làng nghề chế biến nông sản có ảnh hưởng rất lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tác động của các dự án khu đô thị, dự án cơ sở hạ tầng trên địa bàn từng xã. Theo

đó, có thể thấy rằng mức độ tác động của đô thị hóa đến quy mô làng nghề có sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa các xã khác nhau

Biểu đồ 4.15: Biến động số hộ tham gia chế biến nông sản tại các xã khảo sát 2010 - 2013

(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế 2013 )

Qua biểu đồ có thể thấy rằng, mức độ tác động của đô thị hóa đến quy mô làng nghề mạnh mẽ nhất tại xã Dương Liễu, mức độ tác động thấp hơn đối với xã Minh Khai và quy mô các hộ tham gia chế biến nông sản tại xã Cát Quế có xu hướng tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2010 – 2013.

Đối với xã Dương Liễu, với lịch sử phát triển làng nghề chế biến nông sản lâu

đời, tỷ lệ hộ tham gia chế biến nông sản chiếm tỷ trọng lên tới 85% dẫn tới việc cơ sở

hạ tầng cho làng nghề, đặc biệt trong vấn đề xử lý chất thải tại xã không thể đáp ứng

được nhu cầu sản xuất. Dẫn đến sự giảm xuống của số hộ tham gia chế biến nông sản trong toàn bộ giai đoạn từ 2010 - 2013. Trong thời gian qua, đã có 136 hộ chế biến nông sản dừng hoạt động sản xuất. Tính riêng trong năm 2012 – 2013 đã có 21 hộ

dừng sản xuất.

Xã Minh Khai, chứng kiến việc tăng trưởng quy mô trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng bắt đầu có xu hướng giảm xuống từ năm 2012 – 2013. Trong hai năm này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Xã Cát Quế, là xã thuần nông nhất trong các xã có làng nghề chế biến nông sản khi cơ cấu hộ tham gia ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Có thể nói rằng, khác với xã Dương Liễu và Minh Khai, Cát Quế vẫn nằm trong giai đoạn 1 của quá trình đô thị hóa, mà trong đó chứng kiến việc gia tăng của ngành nghề TTCN – CN. Theo đó, quy mô hộ chế biến nông sản tại xã có xu hướng tăng trưởng, nhưng với tác

động của chính sách quy hoạch, các dự án đô thị đã được quy hoạch,... thì mặc dù có sự tăng lên về quy mô nhưng là rất chạm chạp.

Không thể phủ nhận các tác động khác ngoài quá trình đô thị hóa như việc phát triển chung của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động không do đô thị hóa,... thì đô thị hóa cũng đóng vai trò không nhỏ dẫn đến sự sụt giảm quy mô hộ tham gia ở các xã trong giai đoạn vừa qua.

Biểu đồ 4.16: Nguyên nhân dịch chuyển của nhóm hộ dừng sản xuất 2008-2013

(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, Minh Khai 2013 )

Thống kê của UBND các xã Dương Liễu và Minh Khai cho thấy, hơn 40% trong các nguyên nhân dẫn đến sụt giảm về quy mô làng nghề là do tác động của đô thị

hóa gây nên. Cụ thể:

Thứ nhất, theo xu hướng phát triển mang tính quy luật của quá trình đô thị hóa, một bộ phận kinh tế sẽ chuyển dần sang kinh doanh dịch vụ - thương mại. Kết quả cho thấy, có tới 33-34% các hộ dừng sản xuất tại các làng nghề chế biến nông sản là kết quả của quá trình dịch chuyển này. Buôn bán hàng hóa, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

các dịch vụ ngày càng tăng lên cùng với sự tăng trưởng về dân số, thu nhập và mức sống của người dân trên địa bàn.

Thứ hai, việc gia tăng dân số tự nhiên, dân số về mặt cơ học, gia tăng nhu cầu về đời sống trong bối cảnh đô thị hóa dẫn đến có tới 9% số hộ dừng sản xuất tại xã Dương Liễu, và 18% số hộ dừng sản xuất tại xã Minh Khai xuất phát từ nguyên nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ chế biến nông sản sang mục đích nhà ở. Có nhiều hình thức chuyển đổi khác nhau như xây dựng nhà cửa phục vụ đời sống hay xây dựng nhà trọ

phục vụ lao động nhập cư, hay thậm chí là bán đất thổ cư... nhưng các hình thái này đều chứng minh đô thị hóa là nguyên nhân dẫn đến quyết định sản xuất của nhóm hộ này.

Tóm lại, mức độ tác động của quá trình đô thị hóa giữa các xã có điều kiện tự

nhiên, mức độ phát triển làng nghề chế biến nông sản, hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất cho làng nghề khác nhau dẫn đến tốc độ đô thị hóa tại các địa phương này có sự khác biệt và kết quả cho thấy các làng nghề chế biến nông sản đang có những thay đổi về

quy mô dưới tác động của quá trình đô thị hóa cũng có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển các làng nghề chế biến nông sản tại huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)