4.1.1.1 Khái quát sự phát triển của đô thị và các khu đô thị tại huyện Hoài Đức
Hoài Đức là một huyện ngoại thành Hà Nội, là huyện năm trong quy hoạch phát triển đô thị của thủ đô Hà Nội dẫn đến tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhất là từ sau năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội. Quá trình đô thị hóa tại huyện Hoài Đức có thể phân thành 2 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn 1: trước khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 và giai đoạn 2: Sau khi Hà Tây
được sát nhập với thành phố Hà Nội năm 2008.
• Giai đoạn trước khi sát nhập tỉnh năm 2008
Trong quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa đã biến một bộ phận của huyện Hoài Đức (Cũ) trở thành khu vực đô thị, một số cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình
đô thị hóa tại Hoài Đức như sau:
- Ngày 20 tháng 4 năm 1961: 3 xã của huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Đông) là: Kiên Cường (Trung Văn), Hữu Hưng (nay chia thành 2 xã: Tây Mỗ và Đại Mỗ), Xuân Phương được sáp nhập vào Hà Nội, nay là phường Trung Văn, phường Tây Mỗ, Phường Đại Mỗ thuộc quận Nam Từ Liêm.
- Ngày 15 tháng 9 năm 1969: chuyển xã Văn Khê vào thị xã Hà Đông, ngay là phường Văn Khê, Quận Hà Đông.
- Ngày 23 tháng 6 năm 1994: thị trấn Trạm Trôi được thành lập và trở thành huyện lị của huyện.
- Ngày 23 tháng 9 năm 2003: chuyển xã Yên Nghĩa vào thị xã Hà Đông, nay là Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông.
- Ngày 4 tháng 1 năm 2006: chuyển xã Dương Nội vào thành phố Hà Đông, nay là Phường Dương Nội, Quận Hà Đông.
Như vậy, trong quá trình phát triển cùng với các mốc thời gian từ năm 1961 - 2006, đã có 7 xã của huyện Hoài Đức được tách và nhập vào các quận trung tâm của Hà Nội, và trở thành khu vực đô thị và 01 thị trấn được thành lập.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
Ngoài ra, trước khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội vào năm 2008, huyện Hoài Đức đã chịu ảnh hưởng toàn diện bởi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng do có vị trí giáp ranh với các quận, huyện của Hà Nội (cũ). Trên thực tế, Hà Tây (cũ) đã được phê duyệt, trước khi sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, 12 dự án khu đô thị mới tại Hoài Đức với gần 3.717 ha
đất được chuyển đổi sang mục đích xây dựng các khu đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị và cụm công nghiệp. Trong đó, chuyển 2.372 ha đất nông nghiệp sang đất ở cho các khu đô thị, 508 ha đất dịch vụ, 436 ha cho cơ sở hạ tầng đường xá và gần 400 ha thành đất công nghiệp.
Bản đồ 4.1: Các dự án đô thị, giải trí và hạ tầng đường xá tại Huyện Hoài được tỉnh Hà Tây chấp thuận trước khi sáp nhập
(Nguồn : Fanchette (Ed., à paraître), Năm 2011)
Qua bản đồ trên có thể thấy được quá trình đô thị hóa với sự mọc lên của các dự án nhà ởđô thị, dự án giải trí, dự án công nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng đã tác
động đến 45% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, mà trong đó hầu hết là đất sản xuất nông nghiệp mà nhằm sử dụng cho các dự án khu đô thị chiếm đến 28% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này đang tạo ra các làng bị cô lập xung quanh các khu công nghiệp và khu đô thị tạo sức ép đến sinh kế của các hộ gia đình trong huyện Hoài
Đức khi đất đai cho sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang ngày càng sụt giảm so với sự tăng quy mô của các khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng.
Dự án đất ở Dự án giải trí Dự án công nghiệp Đường Dự án làm đường Đường khởi hành hoặc Đường quốc lộ Đê sông đáy Sông đáy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 • Giai đoạn sau khi sát nhập sau năm 2008
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyệnLương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.
Sau khi sát nhập, huyện Hoài Đức trở thành huyện ven đô thành phố Hà Nội, có tốc độđô thị hóa nhanh nhất trong các huyện ngoại thành hiện nay. Huyện hiện có 178 dự án quy hoạch được duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 3.631,4 ha. Đến nay
đã có 89/178 dự án quy hoạch đô thị, cụm công nghiệp... được phê duyệt, đã và đang triển khai thực hiện ở 12/19 xã, thị trấn với diện tích đất nông nghiệp thu hồi là 1.437ha. Các dự án xây dựng khu đô thị đã khiến nhiều xã như An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, La Phù... gần như hết đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.1: Một số khu đô thịđang được được triển khai tại Hoài Đức TT Khu đô thị Địa điểm Quy mô (ha) Dân skiếốn dự
(người)
Năm khởi công XD
1 Khu Khánh đô thị Nam An An Khánh 288,8 NA 2004 2 Khu đô thị Tây Đô Sơn ĐồYên Sng, Đắở c Sở, 109,9 19.850 2007 3 BKhu ắc Quđô thốc lị mộ 32 ới Lideco - Thị trấn Trạm Trôi 38,2 NA 2007 4 Khu Khánh (Bđô thắị Splendora An c An Khánh) An Khánh 264 NA 2007 5 Khu Đô thị An Thịnh I An Thịnh 64,8 NA 2008 6 Khu đô thị Vân Canh Vân Canh, Di Trạch 64 NA 2008
7 Khu đô thị VIWASEEN
Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Sơn
Đồng,Yên Sở 126,36 NA 2008
8 Khu An Thđô thượng ị An Khánh - Anh Khánh, An Thượng 30 10.084 2009 9 Khu Giang đô thị Dầu khí Đức Đức Giang 78,26 NA 2010 10 ĐồKhu ng đô thị mới Sơn Kim Chung, Di TrSơn Đồng, Lại Yên, ạch 310,42 45.000 - 46.000 2010 11 Khu Di Trđạô thch ị Kim Chung - Kim Chung, Di Trạch 132,22 30.000 2011 12 Khu Khánh mđô thởị r Nam An ộng An Khánh 33,73 7.500 2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63
(Nguồn: Batdongsan.com.vn)
Theo đó, đến năm 2013, trên địa bàn huyện có tới 65 dự án khu đô thị, khu nhà ở
mới, khu tái định cư, khu nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 2.837,88 ha, tức là sau khi sát nhập đã có thêm gần 500ha đất tiếp tục được phê duyệt cho xây dựng các khu đô thị. Trong đó có 57 dự án nhà ở thương mại với diện tích 2.811,22ha; 06 dự án khu tái
định cư với diện tích 7,22 ha; 02 dự án khu nhà ở xã hội với diện tích 19,44 ha.
Mới đây nhất, theo Quyết định số 405/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 16/01/2014 về Quy hoạch phân khu đô thị S2, có diện tích nghiên cứu khoảng 2.982 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Lại Yên, Sơn Đồng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Song Phương và thị trấn Trạm Trôi - huyện Hoài Đức; các xã Tây Tựu, Minh Khai và Xuân Phương (huyện Từ Liêm); các xã Tân Lập và Tân Hội (huyện Đan Phượng). Như vậy, có đến 15/19 xã/thị trấn của huyện Hoài Đức sẽ
nằm trong quy hoạch vùng đô thị này.
Tuy nhiên, một điểm trái ngược với sự phát triển nhanh chóng của các dự án xây dựng khu đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị thì tỷ lệ cơ cấu dân sốđô thị tại huyện Hoài
Đức lại chuyển dịch rất chậm chạp trong những năm vừa qua. Theo thống kê của thành phố Hà Nội, cơ cấu dân sốđô thị tại Hoài Đức đến năm 2011 chỉ chiếm 2,85% trong tổng dân số.
Bảng 4.2: Cơ cấu dân số huyện Hoài Đức phân theo thành thị - nông thôn 2005 - 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2008 2009 2010 2011
Dân sốđô thị Người 4.300 4.500 5.000 5.600 5.700
Dân số nông thôn Người 177.500 185.100 188.600 191.100 194.100
Cơ cấu DS đô thị % 2,37 2,37 2,58 2,85 2,85
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2011 và tính toán của tác giả)
Nghịch lý này diễn ra là do các đô thị đang đang được xây dựng tràn lan trên
địa bàn huyện nhưng không có dân cư trong các đô thị do ảnh hưởng của thị trường bất
động sản trầm lắng trong giai đoạn vừa qua. Dẫn đến thực trạng phát triển mất cân đối trong quá trình đô thị hóa tại huyện Hoài Đức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Mặc dù vậy, sự phát triển chậm chạm của tỷ lệ dân cưđô thị không xuất phát từ
tỷ lệ tăng dân số. Theo thống kê của thành phố Hà Nội, tỷ lệ tăng dân số tại huyện Hoài Đức ở mức rất cao, thậm chí cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của thành phố, mà chủ yếu là do tăng dân số cơ học.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ tăng dân số của huyện Hoài Đức và thành phố Hà Nội 2009 – 2011 (%0)
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2011)
Qua biểu đồ có thể thấy được mức độ tăng dân số của huyện Hoài Đức. Tỷ lệ
tăng dân số tại huyện Hoài Đức cao hơn nhiều so với mức độ tăng dân số tự nhiên của huyện, và mức độ tăng dân số tự nhiên của toàn thành phố Hà Nội. Theo đó, năm 2009, tỷ lệ tăng dân số của huyện hoài đức là 20,66%o, trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 14,47%o và của toàn thành phố Hà Nội chỉ là 12,46%o. Đến năm 2011, thực trạng vẫn tồn tại khi tỷ lệ tăng dân số là 15,52%o so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,85%o.
Gia tăng dân số về mặt cơ học là một biểu hiện rõ nét của việc đô thị hóa tại các khu vực ven đô khi huyện Hoài Đức đang là nơi đến của một bộ phận dân số nhập cư
từ các vùng nông thôn hoặc di chuyển từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại thành. Điều này làm cho nhu cầu nhà ở và dịch vụ tăng lên và gây ra ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đối với phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện.
4.1.1.2 Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa tại huyện Hoài Đức
Theo quyết định số 1259/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 07 năm 2011 về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủđô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Huyện Hoài Đức nằm trong quy hoạch phát triển chuỗi đô thị và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại phía Tây thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện Hoài Đức đã và đang có những thay đổi đáng kể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
theo hướng đô thị hiện đại. Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án nhưđường vành đai 4 và các khu đô thị.
Sự phát triển mạnh mẽ của việc xây dựng các khu đô thị hiện nay chủ yếu dựa vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng khi các dự án khu đô thị tập trung quanh các tuyến
đường hiện đại của huyện như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32... Một số công trình giao thông trọng điểm đi qua huyện Hoài Đức như: Đại lộ Thăng Long có mặt cắt ngang 120 -140m, đoạn qua huyện dài 8,4 km. Đường quốc lộ 32 đã thực hiện nâng cấp lên đường cấp III, đoạn qua đô thị mở rộng đủ mặt cắt ngang 35m, đoạn qua huyện dài 5,5km. Ngoài ra, các tuyến đường tỉnh lộ, liên huyện cũng đã và đang được triển khai cải tạo nâng cấp phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Cụ thể là đường tỉnh lộ
442 đã thực hiện nâng cấp thành đường cấp V đồng bằng, đoạn qua huyện dài 7,9km.
Đường tỉnh 423 đã được nâng cấp thành đường cấp IV đồng bằng, đoạn qua huyện dài 7km. Đường tỉnh 422B đoạn từ Sơn Đồng đi Vân Canh dài 4,02 km được nâng cấp cải tạo thành đường cấp IV đồng bằng... Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoài Đức sẽ triển khai xây dựng tuyến Vành đai 3,5 và vành đai 4 là các tuyến huyết mạch cho phát triển các chuỗi đô thị hiện đại của thành phố Hà Nội.
Trong việc đầu tư và quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, đã quy hoạch được 12 cụm công nghiệp - TTCN với tổng diện tích quy hoạch 244,89 ha, đã thực hiện giao đất cho 482 doanh nghiệp tại 06 cụm công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất ổn định; 2 cụm công nghiệp Đắc Sở và Di Trạch đã đầu tư xong hạ tầng, bàn giao
đất cho các doanh nghiệp xong chưa xây dựng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh do chồng lấn quy hoạch chung của Thủđô; 4 cụm công nghiệp - TTCN còn lại đã có quy hoạch đang thực hiện các bước đầu tư.
Huyện Hoài Đức cũng đã có những chỉ đạo chủ đầu tư các dự án đầu tư thực hiện công tác rà soát quy hoạch trên cơ sở phù hợp với các quy hoạch phân khu đô thị
và khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông với khu dân cư làng xóm cũ
và vùng phụ cận. Sớm ban hành định mức, biểu phí thu dịch vụ công cộng, dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
thuận lợi để triển khai thực hiện Đầu tư xây dựng hệ thống nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp - cụm TTCN Làng nghề.... nhằm tạo điều kiện cho việc cải thiện hệ
thống hạ tầng đô thị hiện nay.
4.1.1.3 Biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa tại huyện Hoài Đức
Sự phát triển của chuỗi các khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng trong quá trình đô thị hóa dẫn đến từ năm 2005 – 2011 mục đích sử dụng đất của huyện Hoài Đức đang có những chuyển biến nhanh chóng. Bình quân mỗi năm gần 200ha đất sản xuất nông nghiệp
được chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp, chủ yếu phục vụ xây dựng các khu đô thị.
Biểu đồ 4.2: Biến động mục đích sử dụng đất huyện Hoài Đức 2005 – 2011 (ha)
(Nguồn: Thống kê huyện Hoài Đức, 2012)
Năm 2005, diện tích sản xuất nông nghiệp của toàn huyện là 5.189,9 ha, chiếm 63% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên diện tích này chỉ còn 4.126,2 ha trong năm 2011, chỉ còn 50% tổng diện tích tự nhiên. Rõ ràng đô thị hóa đang gây ra ảnh hưởng sâu rộng đến cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Hoài Đức, đặc biệt là đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
Biểu đồ 4.3: Biến động cơ cấu sử dụng đất đai đến năm 2009 và quy hoạch đến 2020 huyện Hoài Đức (%)
(Nguồn: Thống kê và quy hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2020)
Theo quy hoạch sử dụng đất của huyện, đến năm 2015 tỷ lệ đất nông nghiệp của huyện chỉ còn 27,3% và năm 2020 là 24,9% diện tích đất tự nhiên. Rõ ràng, đây là một hướng quy hoạch phù hợp với xu thếđô thị hóa nhanh trong huyện, tuy nhiên điều này cũng đặt ra các vấn đề về lao động, việc làm cho một bộ phân dân cư cần được sự
quan tâm của chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách.
Việc cơ cấu sử dụng đất của huyện thay đổi quá nhanh cũng gây tác động không nhỏđến các làng nghề nói chung và làng nghề chế biến nông sản nói riêng trên
địa bàn huyện. Tác động dễ nhận thấy nhất là quy mô sản xuất khi chí phí mở rộng quy mô tăng quá cao so với mức độđầu tư của các hộ sản xuất trên địa bàn.
Nằm trong khu vực phát triển đô thị phí Tây thủđô Hà Nội, đô thị hóa tại huyện