xuất trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa nhanh chóng, quỹ đất sử dụng cho các làng nghề tại huyện Hoài Đức ngày càng hạn chế, do đặc trưng chủ yếu của sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản theo hộ gia đình dẫn đến thực trạng diện tích đất ở của gia đình được kết hợp phục vụ sản xuất, hầu hết các làng nghề chế biến nông sản trong
địa bàn nghiên cứu đều gặp khó về mặt bằng sản xuất vì đa số sản xuất tại hộ gia đình ngay trong khu dân cư.
Theo sự phát triển của sản xuất cũng như thị trường, nhu cầu mặt bằng cho sản xuất ngày càng lớn nên các hộ sản xuất phải lựa chọn việc thu hẹp không gian sống để
giành mặt bằng cho sản xuất hoặc ngược lại, việc mở rộng quy mô thông qua thuê hoặc mua đất là rất khó khăn khi giá đất tại khu vực này ngày càng cao do sự phát triển mở rộng của đô thị. Khu vực phơi các sản phẩm được tập trung hầu hết ở cánh
đồng và ven các tuyến đường bê tông, đường đê, trên các khoảng đất trống và cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
ống, nhà cao tầng vừa là nơi sản xuất, vừa là nhà kho, hầu như không có khoảng trống lưu thông nên ảnh hưởng nhiều đến đời sống và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Hiện nay diện tích sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chế biến nông sản tại Hoài
Đức mới chỉđáp ứng được 30-40% nhu cầu. Theo điều tra khảo sát có tới hơn 70% số
nhà xưởng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của hộ.
Trong khi đó, tiến độ triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Hoài Đức là rất chậm. Sự thu hẹp quy mô diện tích làng nghề do mục đích nhà ở dẫn
đến các hộ dân đã tự lấn chiếm đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất hành lang đê điều
để có mặt bằng sản xuất. Chưa kể việc các cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Dương Liễu, cụm công nghiệp Cát Quế chưa được đầu tưđồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là xử lý môi trường và giao thông nội bộ,... nhưng giá đấu giá quyền thuê đất tại các cụm công nghiệp từ 1 – 1,5 triệu đồng/m2 gây khó khăn trong mở rộng quy mô của hộ
chế biến và hạn chế quá trình thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp làng nghề.
Rõ ràng, đất đai là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của hộ chế biến nông sản, tuy nhiên, việc phát triển một các tự phát từ
lâu đời dẫn đến thực trạng là đa số các cơ sở sản xuất nằm ngay trong khu dân cư, thậm chí là chung với nhà ở dẫn đến mặt bằng sản xuất của các làng nghề ngày càng chật hẹp, không thể mở rộng và phát triển sản xuất. Đây là yếu tố lớn nhất hạn chế
phát triển quy mô mặt bằng sản xuất tại các hộ gia đình hiện nay tại Hoài Đức.
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất tại cơ sở chế biến nông sản năm 2013 Chỉ tiêu Dương Liễu Minh Khai Cát Quế
SL (m2) cc (%) SL (m2) cc (%) SL (m2) cc (%) Tổng diện tích sản xuất 184 100 144 100 133 100 Nhà xưởng sản xuất 115 62,5 87 60,42 69 51,88 Kho bãi 69 37,5 57 39,58 64 48,12 Nhu cầu mở rộng diện tích của các hộđiều tra 400 350 300 (Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
Qua điều tra cho thấy, tổng diện tích sản xuất của các hộ gia đình ra rất hẹp và chỉ đáp ứng được bình quân 45% nhu cầu mở rộng của hộ chế biến trên địa bàn. Tuy nhiên, giống như các khu vực ven đô khác, giá thuê đất hoặc mua đất để mở rộng quy mô đối với khu vực này ra rất cao do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa do Hoài Đức là khu vực gần với trung tâm Hà Nội.
Hệ quả của việc thiếu mặt bằng sản xuất dẫn đến trên địa bàn hiện nay toàn bộ
việc phơi các sản phẩm (bột sắn, dong, miến) được tập trung ở cánh đồng, ven đường
đi, các bãi đất trống, nguyên liệu (chủ yếu là củ sắn, củ dong được chất đống ở khu vực chợ nông sản, ven các đường đi,...) cũng được tập kết tại các khu đất tróng do thiếu các kho chứa làm mất vệ sinh môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.
Hình 4.1: Đô thị hóa và làng nghề chế biến nông sản
Một lựa chọn khác đối với các hộ sả xuất là chuyển sản xuất vào các cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, tại các xã trên việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp cũng hết sức chậm do chi phí giải phóng mặt bằng cao, việc đầu tư cơ sở hạ
tầng cho cụm công nghiệp khiến mỗi suất đầu tư trong khu sản xuất tập trung lên tới trên 1 tỷ đồng/cơ sở, khiến nhiều hộ dân sản xuất nhỏ lẻ chưa đủ tiềm lực kinh tế để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Biểu đồ 4.17: Xu hướng thay đổi mặt bằng sản xuất của các hộđược điều tra 2008 - 2013
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)
Biểu đồ trên cho thấy xu hướng thay đổi quy mô đất sản xuất của các cơ sở chế
biến nông sản. Hầu hết các hộ sản xuất không thay đổi quy mô sản xuất trong những năm gần đây, trong đó Dương Liễu 73%, Minh Khai 67%, Cát Quế 74% không có sự thay đổi về quy mô.
Nhưđã phân tích, do sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, nguồn vốn hạn chế trong khi việc tăng quy mô hiện nay được chủ yếu tận dụng đất đai còn lại của chính các hộ sản xuất do chi phí thuê và mua đất là quá cao so với tiềm lực của các cơ sở.
Điều này cũng giải thích cho việc các cơ sở có sự phát triển về quy mô sản xuất là rất thấp chỉ 3% số hộ đượ điều tra trả lời có tăng trưởng về quy mô tại Dương Liễu, 10%
đối với xã Minh Khai và Cát Quế là 13%. Ngược lại, thực trạng giảm về quy mô lại có tỷ lệ tương đối cao trong các cơ sởđược điều tra. Cụ thể, có 24% hộ sản xuất tại Dương Liễu, 23% tại Cát Quế và 23% tại Minh Khai có xu hướng giảm về quy mô sản xuất.
Giải thích cho lý do về sự giảm xuống của quy mô sản xuất các hộ này chủ yếu là do việc cạnh tranh, chi phí đất đai trong quá trình sản xuất dẫn đến giá đất tăng cao, nhiều hộ sản xuất chọn việc bán đất thổ cư đối với các hộ sản xuất không cần quá nhiều đất như sản xuất bún, đậu phụ hay xay xát... hay chuyển đổi mục đích sử dụng
đất để gia tăng về mức sống. Đây là xu hướng rất điển hình tại các khu vực gần đô thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Biểu đồ 4.18: Nguyên nhân giảm mặt bằng sản xuất của các hộ chế biến nông sản 2008-2013
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)
Qua biểu đồ trên có thể thấy nguyên nhân của các hộ có sự giảm xuống về quy mô sản xuất tại các làng nghề chế biến nông sản. Đáng chú ý là việc sụt giảm về quy mô chủ yếu xuất phát từ việc chuyển đổi mục đích chế biến nông sản sang mục đích nhà ở chiếm 36,9% trong tổng số hộ có thay đổi về quy mô. Hiện tượng bán đất thổ cư
xẩy ra ở toàn bộ các xã được điều tra và chiếm tỷ lệ tương đối cao 22,62%. Một nguyên nhân khác là vấn đề bị giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã Dương Liễu và Minh Khai khi chiếm tới 14% nguyên nhân dẫn đến sự giảm xuống về quy mô của các cơ sởđược điều tra.