Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, từ lâu Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú. Hầu hết các xã trong huyện
đều có làng nghề truyền thống, trong đó có 12 làng nghề được tỉnh công nhận. Các làng nghề tiêu biểu với những hoạt động chính như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, nghề trạm khắc tượng phật ở Sơn Đồng… Đây là điều kiện cơ
bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với vi trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía bắc, có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Thủđô Hà Nội và các tỉnh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và Đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ
70,72,79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vành đai 4 của Thủđô Hà Nội sẽđi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La Phù) sẽ biến Hoài Đức trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư,
điều này một mặt tạo nên các điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh các làng nghề
truyền thống hiện nay, nhưng mặt khác lại chứng kiến sự thay đổi cấu trúc nông thôn quá nhanh do tác động quá trình đô thị hóa gây ra các trở ngại lớn cho phát triển làng nghề truyền thống.
Từ những năm 1960 của thế kỷ 20 ở Hoài Đức đã manh nha nghề làm miến dong riềng, làm kẹo mạch nha, mang tính thủ công, nhỏ lẻ. Sản phẩm làm chỉđủ cung cấp cho
đôi xí nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo gia công; miến rong chỉđủ cung cấp cho cánh lái buôn trong huyện. Đến nay, điển hình như xã Dương Liễu đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, dải trên khắp 14 xóm toàn xã, tổng các hộ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến nghề CBNS chiếm hơn 70%. Sản phẩm của làng nghề ngày một đa dạng, phong phú: tinh bột sắn và tinh bột dong… cung cấp cho các công ty dược, các nhà máy bánh kẹo; làm mạch nha, miến, bún khô… không chỉ cung cấp cho các thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan…Ngoài ra mấy năm gần đây, xuất hiện một số
ngành nghề mới như: dệt, làm bánh kẹo, sản xuất giường ghếđan, màng mỏng, thêu… Trong những năm gần đây nhờ đổi mới cơ chế cũng như chính sách phát triển
được Đảng cùng các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ mà bộ mặt của các làng nghề
cũng dần thay đổi ngày một phát triển hơn. Các làng nghề hiện nay đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của huyện cũng như cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Có thể kể đến là sự phát triển của các làng nghề đã tạo được tiếng vang cũng như có đóng góp lớn cho huyện. Đó là các làng nghề chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, làng nghề chuyên tạc tượng phật ở Sơn Đồng, làng dệt La Phù, hay như làng chế biến gạo Đức Giang…
Ngoài các sản phẩm truyền thống của xã như miến dong, bún khô, đỗ xanh bóc tách, mạch nha có mặt ở khá nhiều địa phương trong cả nước và xuất khẩu sang một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
nước như Lào, Campuchia, Nga, Trung Quốc; gần đây xuất hiện các nghề mới như dệt len, dệt, thêu và may công nghiệp, làm màng mỏng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 515 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 3.114 hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký ở các làng nghề. Ngoài ra còn có 17.381 hộ có nghề sản xuất phụ, chiếm 40,5% số hộ trong toàn huyện. Toàn huyện có 51 làng có nghề, trong đó có 12 làng đã được công nhận làng nghề.
Bản đồ 4.2: Phân bố làng nghề của thành phố Hà Nội
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Mai, 2012)
Số hộ tham gia hoạt động Công nghiệp – TTCN trong mỗi làng tại Hoài Đức khá cao khi luôn chiếm trên 50% tổng số hộ của làng, tuy nhiên mức tăng trưởng này thiếu ổn định trong những năm qua. Về lao động, Mặc dù số lượng lao động có xu hướng tăng lên, nhưng tác động của quá trình đô thị hóa đang làm cho cơ cấu lao động trong lĩnh vực CN – TTCN đang có xu hướng giảm xuống từ năm 2006 – 2009 do cạnh tranh lao động của các lĩnh vực khác. Điều đặc biệt, là thu nhập bình quân trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
các làng tăng lên, tuy nhiên lại thu nhập có xu hướng giảm trong lao động của các làng nghề tại Hoài Đức.
Bảng 4.4: Tổng hợp số liệu làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Số lượng làng nghề Làng nghề 11 11 12 12 2 Tổng số hộ Số hộ của làng Hộ 15.708 16.650 18.269 18.594 Hộ làm CN – TTCN Hộ 9.357 9.918 10.050 11.694 Cơ Cấu % 59,57 59,57 55,01 62,89 3 Tổng số lao động Số lao động của làng Lao động 41.502 45.237 52.309 57.017 Số lao động CN - TTCN Lao động 36.986 42.158 43.874 45.913 Cơ Cấu % 89,12 93,19 83,87 80,53 4 Giá trị sản xuất Giá trị sản xuất của làng Tỷđồng 495,2 623,38 756,19 873,91 Giá trị sản xuất CN – TTCN Tỷđồng 713,61 782,96 802,15 815,19 5 Thu nhập bình quân Thu nhập BQ của Làng Triệu đồng/năm 11,93 13,78 14,46 15,33 Thu nhập BQ CN - TTCN Triệu đồng/năm 19,29 18,57 18,28 17,76
(Nguồn: Quy hoạch phát triển tổng thể nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020)
Tình trạng thiếu vốn, mặt bằng để sản xuất, kinh doanh là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏở các làng nghề. Lãi suất ngân hàng quá cao, các doanh nghiệp (DN) gần như không thể tiếp cận các nguồn cho vay ưu
đãi. Từ hạn chế về vốn, DN ở các làng nghề lại càng khó tìm kiếm được mặt bằng sản xuất. Các cơ sởđều tận dụng mặt bằng trong khu đất ở của gia đình để sản xuất nhưng dần dần mở rộng quy mô, mặt bằng trong khu dân cư cũng không đáp ứng được.
Khó khăn của các hộ sản xuất như cái vòng luẩn quẩn bởi tác động của đô thị
hóa, không thể thuê hoặc mua đất làm mặt bằng sản xuất, không có đất đồng nghĩa với việc không có tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn... Nếu di chuyển sản xuất ra khỏi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
khu vực làng nghề, tuy chi phí thuê đất rẻ hơn nhưng công ty lại khó tuyển dụng được lao động có tay nghề cao. Chính sự không ổn định về vốn, mặt bằng mà nhiều hộ sản xuất không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, do đó, ảnh hưởng lớn đến phát triển làng nghề của huyện Hoài Đức.
Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của ngành sản xuất. Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ
nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến…). Mặt khác do hạn chế về mặt bằng sản xuất và nguồn vốn nên đầu tư công nghệ cho sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính công đoạn, nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Đặc biệt, hiện làng nghề hầu như chưa có sựđầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua xử lý mà thải trực tiếp vào các kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong môi trường làng nghề nói riêng và cả các khu vực lân cận nói chung.
4.2 Tác động của đô thị hóa đến phát triển làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn huyện Hoài Đức
Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi tiến hành tại 03 xã thuộc huyện Hoài Đức gồm: xã Dương Liễu, xã Minh Khai và xã Cát Quế là 03 làng nghề chế biến nông sản phát triển trên địa huyện để đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến quy hoạch, biến động số hộ tham gia làng nghề, diện tích, mặt bằng sản xuất của hộ
trong làng nghề, quy mô sử dụng lao động, biến động thu nhập, nguồn vốn và mức độ đầu tư, áp dụng KHCN, tác động môi trường làng nghề, tác động của thương mại và thay đổi chính sách trong quá trình đô thị hóa trong địa bàn nghiên cứu.