trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức
Khác với các khu vực thuần nông, dưới sự tác động mạnh mẽ từ quá trình đô thị
hóa, huyện Hoài Đức trở thành khu vực vệ tinh phát triển nhanh chóng. Cùng với việc tác động lớn về thu hẹp đất sản xuất, khu vực này cũng chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ về lao động, việc làm. Cùng với sự phát triển của nên kinh tế, các dự án nhà ở, khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn huyện tạo nên nhiều việc làm hơn cho người dân dẫn đến việc cạnh tranh lao động giữa các ngành nghề ngày càng tăng lên. Do đó, các làng nghề chế biến nông sản cũng đang chịu áp lực cạnh tranh lao động
đối với các ngành khác dẫn đến chi phí lao động tăng cao.
Bảng 4.7: Quy mô và thu nhập lao động tại các cơ sởđiều tra năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Sản xuất bánh Sản xuất sắn Sả xuất sắn Sản xuất bún Sản xuất miến Tác vỏđỗ xanh Xay xát Bình Quân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
kẹo thô tinh khô dong
Tổng số LĐ LĐ/CS 5,1 2,7 2,6 2,5 4,0 3,2 1,8 3,1 Lao động thuê LĐ/CS 4,8 2,1 1,8 1,6 3,4 2,3 0,3 2,3 Chi phí thuê lao động BQ Tr.đ/tháng 2,3 2,1 2,4 1,8 2,6 2,5 2,5 2,3 (Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013) Theo khảo sát của tác giả, năm 2013, bình quân mỗi hộ sản xuất làng nghề sử
dụng 3,1 lao động, trong đó lớn nhất là sản xuất bán kẹo bình quân 5,1 lao động/cơ sở
và thấp nhất là cơ sở xay xát sử dụng 1,8 lao động/cơ sở. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là lao động tại các cơ sở bình quân 77% là lao động thuê ngoài, đặc biệt lao
động thuê ngoài phổ biến ở lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, sản xuất miến. Điều này một mặt đang giải quyết khá tốt bài toán việc làm và thu nhập cho người dân bị mất đất cho các khu đô thị, hoặc người dân di cư từ các vùng khác nhưng cũng đặt ra một thực trạng là các ngành nghề chế biến nông sản đang ngày càng kém thu hút đối với tầng lớp lao động trẻ của chính các hộ chế biến nông sản.
Thu nhập bình quân tại các cơ sơ chế biến nông sản khá cao. Qua khảo sát thấy
được rằng, chi phí thuê lao động tại cơ sởđang có xu hướng tăng khá mạnh, cụ thể, theo thống kê của sở Công thương thành phố Hà Nội, mức độ thu nhập bình quân lao
động tại các làng nghề huyện Hoài Đức chỉ là 1,5 triệu đồng/tháng/lao động. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thu nhập bình quân năm 2013 của các lao động đã tăng lên 2,3 triệu đông/tháng/năm.
Dưới góc độđô thị hóa, việc gia tăng nhanh chóng tiền công lao động trong các làng nghề chế biến nông sản tại huyện Hoài Đức hiện nay xuất phát từ nguyên nhân chính là việc cạnh tranh lao động với ngành nghề khác do quá trình đô thị hóa nhanh,
đô thị hóa đã tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều lựa chọn hơn cho người lao động dẫn tới việc tăng trưởng về tiền công.
Việc chi phí lao động tăng cao, diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp dẫn đến xu hướng giảm quy mô lao động trong các hộ sản xuất chế biến nông sản. Theo đánh giá của các cơ sở, xu hướng giảm lao động trong cơ sở chế biến là xu hướng chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
trong những năm gần đây, mức bình quân giảm lao động giao động từ 10-15% tổng số
lao động trong các cơ sở chế biến nông sản.
Biểu đồ 4.19: Xu hướng quy mô lao động tại các cơ sởđiều tra 2008 - 2013
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)
Biểu đồ trên thể hiện xu hướng thay đổi quy mô lao động trong các cơ sở sản xuất, hầu hết các nghềđều có xu hướng giảm quy mô sử dụng lao động, đặc biệt trong sản xuất bánh kẹp, sắn thô, sắn tinh và sản xuất bún khô khi có đến 50-63% cơ sở sản xuất có hiện tượng thu hẹp số lượng lao động. Điều này cho thấy tác động của đô thị
hóa cũng gây ra ảnh hưởng khác nhau giữa các sản phẩm được sản xuất.
Biểu đồ 4.20: Nguyên nhân thay đổi cơ cấu lao động tại các cơ sởđiều tra (%)
(Nguồn: Kết quảđiều tra khảo sát, 2013)
Biểu đồ trên thể hiện nguyên nhân của việc thay đổi cơ cấu lao động tại các cơ sở điều tra. Kết quả cho thấy, ngoài các yếu tố khách quan khác, nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến giảm quy mô xuất phát từ việc chi phí lao động tăng nhanh đang gây ra ảnh hưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95
thuê ngoài như sản xuất bánh kẹo, sản xuất bột sắn. Bình quân có 38% số hộđánh giá việc tăng chi phí lao động là nguyên nhân giảm cơ cấu sử dụng lao động của hộ. Cần phải hiểu rằng, việc tăng tiền công cho lao động là một hiện tượng được tác động bởi toàn bộ vấn đề
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc chi phí lao động tăng quá nhanh lại là biểu hiện của một khu vực chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, đây là một đặc trưng riêng của huyện Hoài Đức. Và nguyên nhân đó đã nhanh chóng tác động đến gần 50% số hộ sản xuất trong làng nghề chế biến nông sản tại Hoài Đức.
Xu hướng sụt giảm về quy mô mặt bằng sản xuất như đã phân tích cũng cho thấy sự ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng lao động trong các hộ chế biến hiện nay, theo đó có 17% số hộ đánh giá việc giảm quy mô lao động hiện nay đến từ nguyên nhân này. Yếu tố xuất phát từ vấn đề áp dụng khoa học công nghệ chỉ chiếm 14% trong tổng số hộđược điều tra.
Tóm lại, đô thị hóa đang làm cho chi phí lao động tăng nhanh tại khu vực làng nghề chế biến nông sản tại Hoài Đức, cùng với sự thu hẹp dần về mặt bằng sản xuất
đang làm cho cơ cấu lao động được sử dụng trong các cơ sở chế biến nông sản có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, mức độ giảm lao động của các cơ sở có sự khác biệt giữa các ngành nghề, các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động hơn như sản xuất bánh kẹo, bột sắn, bún, miến có xu hướng giảm lao động nhanh hơn các lĩnh vực chế biến khác.