Khó khăn trong tổ chức áp dụng Thẻ điểm Cân bằng tại Đại Trường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình vận dụng thẻ điểm cân bằng vào quản trị chiến lược tại công ty cổ phần giáo dục đại trường phát (Trang 66 - 67)

7. Kết cấu của nghiên cứu

2.5.2.1.Khó khăn trong tổ chức áp dụng Thẻ điểm Cân bằng tại Đại Trường

Phát

- Giai đoạn triển khai đúng ngay thời điểm công ty chuẩn bị bước vào mùa vụ với nhóm đối tượng chính (Khách hàng DOET); chính vì thế việc đánh giá các thước đo của các mục tiêu không được diễn ra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch.

- Ban đầu, đội ngũ tổ chuyên trách được phân theo nhóm lớn gồm nhiều thành viên, nhiều độ tuổi, giới tính và phòng ban với mục tiêu là gom được nhiều góc nhìn cho từng chủ đề để chủ đề đó có thể thể hiện được đầy đủ hơn, chứ ko phải là thiên kiến về 1 góc nhìn chủ đạo của chủ đề đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn xây dựng Thẻ điểm Cân bằng, đã có một vài nhân sự của tổ chuyên trách nghỉ việc; nguy hiểm hơn là có cả các trưởng nhóm phụ trách các chủ đề quan trọng. Trước đó, Ban Lãnh đạo có đề bạt Nhóm truyền thông để thực hiện công tác truyền thông Thẻ điểm Cân bằng đến toán thể nhân viên; tuy nhiên, đội ngũ này không đảm bảo số lượng như ban đầu nên đã bị hủy bỏ. Đội ngũ nhân sự tổ chuyên trách biến động cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc vận dụng Thẻ điểm Cân bằng tại Đại Trường Phát trong thời gian qua.

- Nhân viên chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và cách vận dụng Thẻ điểm Cân bằng nên còn bối rối khi tiến hành báo cáo. Trình độ nhân sự chưa cao đặc biệt là về tư duy chiến lược và quản trị nên việc tập hợp 1 nhóm lớn, thì hoạt động sẽ rất khó kiểm soát, có khá nhiều ý kiến được đưa ra nhưng nó lại ở tầm thấp, tầm xử lý công việc hàng ngày chứ ko phải là tầm chiến lược.

- Một số nhân viên chưa có niềm tin mạnh mẽ vào hệ thống mới. Một khi đã chưa đạt được sự đồng thuận cao thì tính đồng bộ sẽ bị ảnh hưởng.

- Trong quá trình thực hiện, việc xác định các cơ sở để làm căn cứ đo lường có thể chưa phù hợp dẫn đến một số điều chỉnh tức thì gây ảnh hưởng đến kết quả đo lường. Điều này là một thực tế thường xuyên diễn ra trong quá trình triển khai một mô hình quản trị mới. Tuy nhiên, Ban Lãnh đạo luôn cố gắng hết sức để đạt được cơ sở đánh giá đo lường phù hợp nhất.

- Thẻ điểm Cân bằng vẫn còn là một phương pháp khá mới mẻ tại Việt Nam. Công ty vẫn chưa quen phân tích chiến lược dựa trên bốn yếu tố của Thẻ điểm Cân bằng.

- Một số ý kiến cho rằng Thẻ điểm Cân bằng là một công cụ đo lường yếu, không linh hoạt, thiếu dự mềm dẻo. Đây là điều đáng lo ngại nhất để có thể phát triển được một bảng điểm thích hợp cho tổ chức.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình vận dụng thẻ điểm cân bằng vào quản trị chiến lược tại công ty cổ phần giáo dục đại trường phát (Trang 66 - 67)