7. Kết cấu của nghiên cứu
1.5.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch
kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Giáo dục – Đào tạo
1.5.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Giáo dục – Đào tạo Giáo dục – Đào tạo
- Khác với các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác, đối với lĩnh vực dịch vụ Giáo dục – Đào tạo thì quá trình hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các chính sách của Bộ Giáo dục – Đào tạo, chính vì thế hoạt động kinh doanh ngành này tương đối ổn định theo định hướng của Chính phủ là tập trung phát triển Giáo dục. Hàng hóa kinh doanh trong ngành này thường bao gồm các ấn phẩm, sách, báo, các phần mềm dạy và học, thiết
bị giáo dục… được sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan cấp giấy phép sản xuất, nhập khẩu các loại văn hóa phẩm trên thị trường.
- Với nhu cầu giáo dục ngày càng cao, các mặt hàng hỗ trợ giáo dục ngày càng được chú trọng. Người Việt rất quan tâm đến giáo dục đào tạo, theo báo cáo hàng năm, mức chi của chính phủ cho lĩnh vực này tương đương 20% tổng chi ngân sách Nhà nước; 47% chi tiêu của người dân Việt Nam dành cho giáo dục (Nguồn: Tổng cục thống kê). Thị trường sách, thiết bị và đồ dùng để đào tạo hiện còn rất rộng. Theo dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 2 năm 2014-2015 đạt khoảng 6,2%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.300 USD. Đối với một quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam, dự kiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sách giáo dục và các thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn rất lớn. Đây là những nhân tố thuận lợi cho thấy tiềm năng phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm giáo dục và tính khả thi cao trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các Công ty trong ngành những năm tới.
- Sách là mặt hàng có độ co giãn ít so với giá vì tâm lý ở Việt Nam tất cả đều đầu tư cho con cái vì vậy nếu giá sách có tăng lên thì lượng khách hàng vẫn đảm bảo. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sách có khả năng chuyển chi phí đến người tiêu dùng rất tốt.
- Tuy nhiên, khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành xuất bản giáo dục là hoạt động kinh doanh còn mang tính chất thời vụ khá cao. Ngoài sách tham khảo, nghiên cứu, thì đa phần nội dung các ấn phẩm chỉ được tiêu thụ mạnh vào thời điểm trước năm học. Rủi ro đặc thù của ngành xuất bản cũng nằm ở chính điểm này. Với việc sách giáo trình hàng năm được bổ sung, sửa đổi và cập nhật nội dung, lượng hàng tồn kho của những ấn phẩm này sẽ rất khó có thể được tiêu thụ tiếp. Tương tự, các thiết bị giáo dục cũng luôn cần được cập nhật và đa dạng hóa trong khi nhu cầu tới từ một số đối tượng rất hạn chế, chủ yếu là các đơn vị thuộc ngành giáo dục của địa phương. Những khó khăn này làm tăng lượng hàng tồn kho, ảnh hưởng xấu tới khả năng quay vòng vốn của
doanh nghiệp. Không những thế, nạn in và lưu hành sách lậu vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của ngành xuất bản từ hàng chục năm nay.