Giải pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt

Một phần của tài liệu Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số vật liệu sắt polysaccarit, hướng đến ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm (Trang 39 - 41)

Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm, bổ sung sắt và phòng chống bệnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng là các giải pháp được đề xuất để phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

1.4.4.1. Đa dạng hóa bữa ăn

Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng vi chất của con người. Đa dạng hóa bữa ăn thể hiện qua sự kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đa dạng hóa bữa ăn đòi hỏi phải có sự thay đổi thói quen ăn uống và phải tạo được nguồn thực phẩm phong phú để các gia đình, nhất là các gia đình nghèo, ít có khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm đó.

Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện. Tuyên truyền cho mọi người biết cách chọn thực phẩm giàu sắt, hạn chế sử dụng thực phẩm gây ức chế hấp thụ sắt và hướng dẫn làm tăng khả năng hấp thụ sắt bằng cách tăng hàm lượng vitamin C trong khẩu phần. Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, khuyến khích cách chế biến hạt nẩy mầm, lên men như làm giá đỗ, dưa chua để tăng lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm. Các loại đồ uống như chè, cà phê nên uống cách xa bữa ăn. Bằng cách điều chỉnh, cải thiện và đa dạng hóa bữa ăn, con người có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng về sắt [2, 3, 88, 91].

1.4.4.2. Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt

Bổ sung vi chất vào thực phẩm nói chung và tăng cường sắt nói riêng, giúp củng cố và cải thiện vi chất dinh dưỡng. Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 quốc gia ở Châu Mỹ La tinh đã triển khai chương trình bổ sung sắt vào thực phẩm trên quy mô lớn, hầu hết liên quan đến các loại thực phẩm như lúa mì và bột ngô. So với các phương pháp khác dùng để phòng chống IDA, bổ sung sắt được nhiều tác giả cho là một phương pháp rẻ nhất và đảm bảo có thể thực hiện trong một thời gian dài. Thuận lợi chính ở đây là sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm bổ sung. Hiệu quả của bổ sung là làm giảm thiếu máu do thiếu sắt và vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu.

25

1.4.4.3 Sử dụng dược phẩm và thực phẩm chức năng chứa sắt

Đối tượng mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị áp dụng là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em vị thành niên. Giải pháp này có khả năng cải thiện nhanh tình trạng sắt và đặc biệt có giá trị trong những trường hợp tăng nhu cầu trong một giai đoạn ngắn (như bổ sung trong giai đoạn có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) [1-3, 100].

WHO khuyến cáo bổ sung sắt định kỳ đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở những cộng đồng có tỷ lệ thiếu máu lớn hơn 20%. Việc bổ sung sắt thường xuyên được coi là giải pháp hiệu quả để phòng chống IDA [1-3].

Các dược phẩm và thực phẩm chức năng có thể chứa sắt ở dạng sắt(II) hoặc sắt(III). Trong đó, một số loại hợp chất sắt(II) thường được sử dụng như sắt sunphat, sắt gluconat, sắt fumarat… Các hợp chất này có ưu điểm là dễ tổng hợp, giá thành rẻ, tuy nhiên chúng cũng tạo ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như gây táo bón, làm hỏng men răng... Sự hấp thụ sắt(II) cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế có trong thức ăn hay từ các loại thuốc khác [1-3, 89].

Trong những năm gần đây, các hợp chất sắt(III) như sắt-dextran, sắt- polysaccarit, sắt-polymatose... đang được sử dụng nhiều trong dược phẩm và thực phẩm chức năng để điều trị IDA. Các chất này có nhiều ưu điểm như độ bền, khả năng tương thích sinh học, không độc và đặc biệt là không gây các tác dụng phụ. Chủng loại của chúng cũng khá đa dạng như dạng bột, dạng dung dịch, dạng keo và có thể sử dụng bằng cách uống hoặc tiêm [97-102].

1.4.4.4. Phòng chống nhiễm khuẩn

Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và nhiễm trùng cũng là một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể là chiếm thức ăn. Ngoài ra, chúng còn tiết ra chất độc như ascaridol, chất ức chế men pepsin, cathepsin và chymotrypsin của vật chủ gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa.

Nhiễm trùng làm giảm sự phát triển của cơ thể qua sự phá hủy các tuyến nhầy của dạ dày và ruột, dẫn tới hấp thu kém các thực phẩm cũng như các vi chất dinh

26

dưỡng. Nhiễm trùng cũng sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, từ đó dẫn đến tình trạng kém ăn và hậu quả là gây ra hiện tượng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, sốt rét được biết đến như là nguyên nhân gây thiếu máu do phân hủy hồng cầu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan chặt chẽ giữa IDA và tình trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét [1-3, 96].

Một phần của tài liệu Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số vật liệu sắt polysaccarit, hướng đến ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)