Thứ nhất: Nâng cao dự trữ ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, từ đó Ngân hàng nhà nước đảm bảo được vai trò là người mua, bán cuối cùng trên Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, đủ sức can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Cơ cấu ngoại tệ cũng phải được tính toán hợp lý, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD.
Thứ hai: Củng cố và phát triển thị trường liên ngân hàng
Để các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển đa dạng, không chỉ có sự nỗ lực của các NHTM mà còn phụ thuộc vào hiểu biết về các nghiệp vụ thị trường hối đoái. Khi thị trường ngoại hối phát triển hoàn thiện hơn, những nghiệp vụ phái sinh tiền tệ thực sự trở thành phương tiện để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.
Thứ ba: Chính sách tỷ giá linh hoạt
Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy giao dịch hối đoái phái sinh phát triển là tỷ giá phải biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về
77
ngoại tệ trên thị trường. Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm, chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ dao động tỷ giá cho phù hợp với thị trường để kích thích thị trường giao dịch hối đoái luôn sôi động. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam hiện nay là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, vì vậy NHNN cần thay đổi chính sách tỷ giá theo hướng nới rộng biên độ tỷ giá và thường xuyên điều chỉnh biên độ cho phù hợp với thị trường, đưa tỷ giá về sát giá trị thực, tạo sự cạnh tranh giữa các NHTM. Đây là cơ sở để ngân hàng cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.
Tỷ giá do ngân hàng thương mại xác định trong kinh doanh hiện nay chỉ giao động theo biên độ +/- 1% so với tỷ giá bình quân do NHNN công bố. Có lẽ vì vậy các doanh nghiệp trong nước hầu như không quan tâm đến các công cụ bảo hiểm tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu vì những biến động bất lợi do tỷ giá gây ra ít xảy ra. Điều này gần như cố định tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và làm cho doanh nghiệp ít sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong mua bán ngoại tệ với các ngân hàng.
Thứ tư: Từng bước xoá bỏ thị trường phi chính thức
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ thị trường phi chính thức và xử lý các vi phạm liên quan đến giao dịch bằng USD góp phần tạo sự ổn định cho tỷ giá. Tiếp tục hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Hạn chế các giao dịch ngoại tệ phát sinh trên thị trường tự do, xử lý nghiêm đối với các tiệm vàng kinh doanh, mua bán ngoại tệ trái phép. Điều này sẽ khuyến khích người dân giao dịch mua bán ngoại tệ với hệ thống ngân hàng, dẫn đến Nhà nước có thể tăng dự trữ ngoại tệ.
Thứ năm: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thu mua lương thực tạm trữ
78
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua tăng mạnh. Nhà nước cần thực hiện nhất quán chính sách xuất khẩu, bao gồm cả việc bảo hiểm về giá cho hàng xuất khẩu.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, để góp phần thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1-2-2011 về chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Nhà nước có chính sách để thu hút các công ty bảo hiểm quốc tế đầu tư bảo hiểm cho nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ thu hút được nguồn vốn ngoại tệ qua ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngọai tệ tại Agribank Vĩnh Long trong bối cảnh gia nhập WTO. Kết hợp đồng bộ với các nhóm giải pháp: Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ; Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, đúng đắn; Chính sách về phát triển hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho họat động KDNT; Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong KDNT cũng như các kiến nghị đối với Agribank Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Vĩnh Long.
79
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nếu quản lý một cách khoa học sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp vào tổng lợi nhuận chung cho các NHTM. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân NHTM, khách hàng của ngân hàng và của cả nền kinh tế.
Luận văn với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vĩnh Long” sau khi nghiên cứu đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ đặc điểm của hoạt động KDNT, trong đó các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chính của ngân hàng thương mại bao gồm: Nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM có thể dựa trên nhiều tiêu chí. Trong đó có một số tiêu chí cơ bản như: (1) Các chỉ tiêu trực tiếp: Doanh thu và lợi nhuận/lỗ mua bán ngoại tệ, Tỷ trọng thu lãi KDNT/Thu dịch vụ ngoài lãi, Tỷ trọng thu lãi KDNT/Tổng thu; (2) Các chỉ tiêu bổ trợ khác: Doanh số mua bán ngoại tệ, mức độ đa dạng của các sản phẩm ngoại tệ, thanh khoản ngoại tệ, mức độ phát triển công nghệ thông tin; Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KDNT. Nêu ra các bài học kinh nghiệm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một số Ngân hàng TMCP trong nước và nước ngoài đối với NHTM Việt Nam.
Thứ hai: Tác giả phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT tại Agribank Vĩnh Long dựa trên số liệu từ năm 2010 đến 2014 theo những tiêu chí đánh giá đã được đề ra và rút ra những mặt tồn tại, hạn chế.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên hoạt động KDNT của Agribank Vĩnh Long vẫn còn một số hạn chế và chưa đạt được kết quả như mục tiêu mà Agribank Vĩnh Long đặt ra, KDNT chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay, các nghiệp vụ KDNT phái sinh chưa phát triển
80
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích một số thách thức cũng như khó khăn trong hoạt động KDNT đối với Agribank Vĩnh Long, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại Agribank Vĩnh Long. Các giải pháp đó là: Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ;Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, đúng đắn; Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng; Chính sách về phát triển hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động KDNT; Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong KDNT.
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với mong muốn được đóng góp một phần kiến nghị của mình với Agribank Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Vĩnh Long, bên cạnh đó ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng nghiệp vụ ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adetayo J.O, Dionco Adetayo E.A và Oladejo B (2008), “Management of foreign exchange risk in selected commercial banks in Nigeria”.
2. Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo chuyên đề Kinh doanh ngoại hối của Agribank Vĩnh Long năm 2010 đến 2014.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2010 - 2014 và định hướng hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2015 của Agribank Việt Nam.
4. Belt P.A.và Glaum M (2012), The management of Foreign exchange risk in UK multinationals: An empirical Investigation.
5. Bùi Diệu Anh (2013), “Hoạt động kinh doanh ngân hàng”, NXB Phương Đông. 6. Chính Phủ (2006), “Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng12 năm 2006 quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối”.
7. Chính Phủ (2014), “Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối”.
8. Ðỗ Thị Bích Hồng (2014), “Một vài nhận định về diễn biến kinh tế trong nước từ nay đến 2020 và dự báo khả năng tác động đến hoạt động ngành ngân hàng”.
9. Hoàng Thị Hạnh Nguyên (2011), “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
10.Hudson, Nigel R.L (1979), “Money and exchange dealing in international banking”, London: Macmillan
11.Ian H. Giddy and Gunter Dufey (2009), “The management of foreign exchange risk”.
12.Lê Anh Tuấn (2003), “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả KDNT của các NHTM quốc doanh Việt Nam”, luận án tiến sỹ.
13.Lê Thị Tuấn Nghĩa - Phạm Mạnh Hùng (2015), “Những điểm nhấn trong quản lý ngoại hối năm 2014 và một số khuyến nghị”.
14.Maroof Hussain (2010), “Foreign exchange risk management in commercial bank in Pakistan”.
15.Ngân hàng Nhà nước (1999), “Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25 tháng 2 năm 1999 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam”.
16.Ngân hàng Nhà nước (2004), “Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN Ngày 8 tháng 12 năm 2004 điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối”.
17.Ngân hàng Nhà nước (2012), “Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20 tháng 03 năm 2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
18.Nguyễn Đăng Dờn (2012), “Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại”, NXB Phương Đông.
19.Nguyễn Ngọc Cảnh (2014), “Chính sách quản lý ngoại hối năm 2014 và định hướng giai đoạn 2015-2016”.
20.Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng”, NXB Thống kê. 21.Nguyễn Minh Kiều (2009), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê.
22.Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), “Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ”, NXB Giáo dục Việt Nam.
23.Nguyễn Văn Tiến (2007), “Tài chính quốc tế”, NXB Thống kê.
24.Nguyễn Văn Tiến (2010), “Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh”, NXB Thống kê.
25.Nguyễn Văn Tiến (2005), “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và những quy tắc phòng ngừa”, Tạp chí ngân hàng, số 7, trang 19 - 24.
26.Paul Bishop, Don Dixon (1992), “Foreign Exchange Handbook - Managing Risk & Opportunity in Global Currency Markets”, McGraw-Hill, Inc.
27.Phùng Thị Lan Hương (2013), “Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các NHTM Việt Nam”,luận án tiến sỹ.
28.Shani Shamah (2003), “Foreign Exchange Prime”, Wiley Finance.
29.Tạ Ngọc Luynh Đa (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Sóng Thần”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
30.Trần Hồ Phương (2011), “Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
31.Trần Huy Hoàng (2011), “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao động xã hội.
32.Trầm Thị Xuân Hương – Hoàng Thị Minh Ngọc (2013), “Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
33.Trịnh Quốc Trung (2009), “Marketing Ngân hàng”, NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh.
34.Trương Thị Hạnh (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TNHH Indovina”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
35. Trần Huyền Trâm(2011), “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
36. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), “Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11” ngày 13 tháng 12 năm 2005 quy định về hoạt động ngoại hối.
37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), “Pháp lệnh số 06/2013/ UBTVQH13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối” ngày 18 tháng 3 năm 2013.
PHỤ LỤC 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
Quy định về hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan được Nhà nước giao cho trọng trách quản lý nguồn ngoại tệ vào và ra của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và xây dựng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam. Thị trường ngoại hối Việt Nam có thể nói được ra đời vào năm 1991, đó là việc Thống đốc NHNN ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/8/1991 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ sở Quy chế này, hai Trung tâm giao dịch Ngoại tệ tại TP.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào tháng 8 và tháng 11 năm 1991. Theo đó các NHTM, các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài, NHTW có thể mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của mình. Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch tại hai Trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường.
Ngày 20/10/1994 Thị trường ngoại tệ Việt Nam được chính thức thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH13 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị Trường ngoại tệ liên ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam và cơ sở xác định tỷ giá VND theo chuẩn mực quốc tế. Thị trường này do NHNN điều hành nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ giữa các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc ra đời của thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Thông qua Thị Trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN sử dụng quyền hạn ngoại tệ với tư cách là người mua, người bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả khi cung cầu ngoại tệ mất cân đối lớn, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của nhà nước. NHNN chỉ mua bán trực tiếp với các NHTM và các NHTM mua bán trực tiếp với khách hàng.
Các thành viên tham gia Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm: NHTM nhà nước, ngân hàng đầu tư phát triển; NHTM cổ phần; chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh và NHNN trung ương.
Nếu để TTGDNT tồn tại song song với TTNTLNH thì việc thực hiện chính sách tỷ giá sẽ không đồng bộ giữa Trung tâm và TTNTLNH. Do đó, ngày 01/12/1994, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai Trung tâm giao dịch