Các chỉ tiêu bổ trợ khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 31)

Doanh số mua bán ngoại tệ

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một NHTM, trước tiên chúng ta có thể xem xét doanh số mua và bán ngoại tệ của NHTM. Khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trưởng so với những năm trước thể hiện hoạt động KDNT đã ngày một phát triển và đem lại hiệu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán ngoại tệ cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động KDNT bởi vì đôi khi

19

những yếu tố này phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường tiền tệ, và phụ thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt động này cũng tăng do ngân hàng có thể thu được phí từ khách hàng khi thực hiện hoạt động KDNT. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã đạt hiệu quả nhất định.

Mức độ đa dạng của các sản phẩm ngoại tệ

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, sản phẩm ngoại tệ cũng là một tiêu chí không kém phần quan trọng trong đánh giá hoạt động KD ngoại tệ. Cung cấp các sản phẩm ngoại hối phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng, cũng như xây dựng hệ thống sản phẩm ngoại hối phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng khi tham gia thị trường.

Thanh khoản ngoại tệ

Tính thanh khoản của ngoại tệ được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (VND) của các khoản nợ, các khoản phải thu bằng ngoại tệ của NH.

Trong giao dịch hối đoái thường ngày thì ngoại tệ luôn mang tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản của ngoại tệ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ sự cân đối của cung và cầu ngoại tệ. Vì vậy, khi có sự biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực về tỷ giá của một hay một số ngoại tế chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch ngoại hối thì cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của các loại ngoại tệ trong rổ tiền tệ, gây khó khăn trong việc điều chỉnh nguồn vốn hoạt động của NH. Một nguyên nhân chính khác dẫn đến rủi ro thanh khoản ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH đến từ các khoản tín dụng bằng ngoại tệ. Để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ các NH cần duy trì tình trạng cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự hỗ trợ của NHNN qua kênh nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại hối, và các khoản vay tái cấp vốn với các NHTM quy mô lớn khác.

Mức độ phát triển công nghệ thông tin

Ngoài các yếu tố trên thì với tốc độ phát triển và mức độ ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động KD ngày càng sâu rộng như hiện nay, để đánh giá hiệu quả của hoạt động KD ngoại tệ không thể không kể đến tiêu chí về công nghệ. Công nghệ hiện

20

đại, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch phát sinh, có cơ chế cảnh báo và báo cáo kịp thời sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo tính chính xác và kịp thời cho các giao dịch, hạn chế được những biến cố xảy ra ảnh hưởng bất lợi cho bản thân ngân hàng cũng như khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)