Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 66)

Hội sở Agribank Vĩnh Long và chi nhánh Thành phố Vĩnh Long có trụ sở tại trung tâm Thành phố Vĩnh Long, 08 chi nhánh loại III đóng tại trung tâm các huyện và 28 Phòng Giao dịch tại địa bàn các xã, với ưu thế về mạng lưới thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, tăng khả năng thu hút khách hàng.

Cơ sở vật chất của Agribank Vĩnh Long ngày càng hiện đại, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tất cả các mảng hoạt động khác của chi nhánh. Hiện nay Agribank Việt Nam đã trang bị các thiết bị hiện đại như kết nối mạng Reuters, máy vi tính, máy in, điện thoại, fax…để giao dịch với các chi nhánh trong hệ thống.

2.5.3 Trạng thái ngoại tệ

Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế cho Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 và Quyết định số 1168/2003/QĐ-NHNN ngày 02/10/2003 đã giảm giới

56

hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm từ ± 30% xuống còn ± 20% vốn tự có nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng.

Trên cơ sở hạn mức trạng thái ngoại tệ do NHNN quy định đối với NHNo, Agribank Việt Nam quy định HMTTNT từng quý cho các chi nhánh trong hệ thống. Tổng hạn mức trạng thái ngoại tệ (quy đổi ra USD) được tính toán như sau:

 Đối với từng loại ngoại tệ phải tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày làm việc theo công thức:

Trạng thái ngoại tệ cuối ngày = Số dư tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh ± Số dư tài khoản cam kết mua, bán giao ngay ± Số dư tài khoản cam kết mua, bán kỳ hạn.

Quy đổi trạng thái cuối ngày của từng ngoại tệ sang USD theo tỷ giá niêm yết cuối ngày của Sở Giao dịch.

 Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dương. Cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ âm.

 Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được vượt quá tổng hạn mức trạng thái ngoại tệ dương đã được cấp, trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá tổng hạn mức trạng thái ngoại tệ âm đã được cấp.

Năm 2010 đến quý II/2014 HMTTNT hàng ngày theo quý của Agribank Vĩnh Long là ± 200.000 USD, đến quý III/2014 và hiện nay là ± 180.000 USD. Trên cơ sở tổng HMTTNT được cấp, Agribank Vĩnh Long phân bổ HMTTNT cho các chi nhánh loại III trực thuộc căn cứ trên khả năng nguồn ngoại tệ chi nhánh mua được từ khách hàng. Agribank Vĩnh Long chấp hành nghiêm túc trạng thái ngoại tệ hàng ngày do Agribank Việt Nam quy định hàng ngày theo quý. Agribank mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng, không thực hiện tự doanh ngoại tệ. Chi nhánh không để trạng thái ngoại tệ âm, nguồn ngoại tệ mua vào của chi nhánh đáp ứng đủ nhu cầu về giao dịch ngoại tệ của khách hàng. Điều này đã hạn chế rủi ro trong KDNT của chi nhánh.

Theo quy định về quy trình giao dịch của Agribank Việt Nam, chi nhánh quy định hạn mức giao dịch VND và ngoại tệ cho mỗi giao dịch và hạn mức giao dịch hàng ngày cho giao dịch viên và kiểm soát viên để đảm bảo an toàn trong thanh toán.

57

Nếu vượt giới hạn giao dịch, giao dịch viên báo cáo Kiểm soát viên có thẩm quyền xem xét quyết định.

Các nghiệp vụ mua bán KDNT của Agribank Vĩnh Long thực hiện với khách hàng sau khi xác nhận giá và ký hợp đồng mua bán sẽ được hạch toán trực tiếp trên hệ thống PCAS, qua phê duyệt của kiểm soát viên và của Ban Giám đốc. Hệ thống công nghệ thông tin sử dụng có thể truy cập hồ sơ khách hàng trong toàn hệ thống, đảm bảo tài khoản khách hàng có đủ nguồn tiền để hạch toán, hoặc tài khoản giao dịch thanh toán của ngân hàng có đủ ngoại tệ để thực hiện việc mua bán, thanh toán. Hạn mức giao dịch của tài khoản điều chuyển vốn trên IPCAS được Sở giao dịch của Agribank kiểm soát chặt chẽ. Hạn mức giao dịch VND và ngoại tệ cho mỗi giao dịch và hạn mức giao dịch hàng ngày cho giao dịch viên và kiểm soát viên được bộ phận quản trị mạng của phòng Điện toán cập nhật kịp thời trên IPCAS, đồng thời đảm bảo tính bảo

mật của người sử dụng khi truy cập vào hệ thống giao dịch, có sử dụng khóa bảo mật. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ giao dịch trên hệ thống

IPCAS được hạch toán lãi, lỗ từng giao dịch, tính toán dựa trên tỷ giá cơ bản từng loại ngoại tệ theo quy định về quy trình nghiệp vụ mua bán của Agribank Việt Nam. Điều này giúp cho các thanh toán viên và kiểm soát viên kiểm soát chặt chẽ các giao dịch.

Hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được hậu kiểm vào ngày kế tiếp ngay sau ngày thực hiện giao dịch, đảm bảo các nghiệp vụ được kiểm tra, kiểm soát kịp thời qua hậu kiểm.

2.6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA AGRIBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2014

2.6.1 Đánh giá kết quả đạt được

Giai đoạn năm 2010 -2014 hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống chịu ảnh hưởng, tác động của kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước. Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ và NHNN đã thực hiện một loạt các chính sách tài khóa chặt chẽ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan nhất định:

58

Thứ nhất, Doanh số mua bán ngoại tệ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2014. Agribank Vĩnh Long hoàn toàn chủ động đối với nguồn ngoại tệ, không phải mua USD từ Sở Giao dịch Agribank Việt Nam. Nguồn ngoại tệ của chi nhánh đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.

Thứ hai, Hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long đã triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả những Nghị quyết, qui định, quyết định, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn của Chính phủ, Ngành, Thống đốc NHNN về tiền tệ, tín dụng và hoạt động kinh doanh. Đồng thời thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của Agribank Việt Nam đối với các mặt hoạt động của chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng qua đó thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển như hoạt động thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ, chi kiều hối qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Thứ ba, Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại. Hoạt động thanh toán quốc tế thực hiện thông qua các ngân hàng đại lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các dịch vụ và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được kiểm soát chặt chẽ giảm được chi phí trung gian, hạn chế rủi ro khi thực hiện.

Thứ tư, Các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến hoạt động KDNT bao gồm: hoạt động thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ, nghiệp vụ chi kiều hối đã được chi nhánh phối hợp thực hiện đồng bộ nhằm đạt hiệu quả trong KDNT. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Agribank về cho vay ngoại tệ.

Thứ năm, Tỷ trọng thu lãi hoạt động KDNT đóng góp trong tổng thu của ngân hàng tuy chưa cao nhưng thông qua hoạt động KDNT cũng khẳng định được thương hiệu Agribank trên địa bàn, thể hiện qua việc chiếm giữ thị phần KDNT, thị phần chi kiều hối của Agribank so với các NHTM khác.

Thứ sáu, Agribank luôn đảm bảo hạn mức trạng thái ngoại hối hàng ngày theo quy định của Agribank Việt Nam. Rủi ro trong hoạt động KDNT được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động KDNT an toàn, hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng hàng năm.

59

2.6.2 Những mặt hạn chế

▪ Quy mô doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh tuy cao so với một số các NHTM trên địa bàn nhưng vẫn chưa khai thác tăng thêm từ nguồn ngoại tệ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Vĩnh Long không ổn định, thị phần có năm bị giảm. Thị phần doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Vĩnh Long năm 2010 chiếm 16%/Tổng DS mua bán ngoại tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh, năm 2011 giảm xuống chỉ còn 12%, năm 2012 tăng cao chiếm thị phần 21%, tiếp theo năm 2013 giảm xuống còn 18%, đến năm 2014 tăng lên và chiếm 21%. Năm 2010 – 2012 Ngân hàng đầu tư chiếm thị phần cao so với Agribank, năm 2012 – 2013 thị phần bị sụt giảm và thấp hơn Agribank, năm 2014 thị phần tăng lên chiếm 29%. Ngân hàng Đầu tư và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long là hai ngân hàng chiếm thị phần cao so với các ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.16: DS mua bán ngoại tệ các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Triệu USD, %

Ngân hàng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Agribank 53 16 61 12 108 21 100 18 103 21 Đầu tư 80 24 102 20 81 16 92 17 145 29 Công thương 38 11 89 17 78 15 89 16 42 9 Ngoại thương 44 13 68 13 70 14 81 15 63 13 Á Châu 39 12 81 16 84 17 94 17 62 12 VP 32 10 92 18 73 14 82 15 68 14 Khác 48 14 16 3 14 3 7 1 9 2 Tổng 334 100 509 100 508 100 545 100 492 100

60

Biểu đồ 2.5: Thị phần DS mua bán ngoại tệ các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2014

▪ Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chưa đa dạng. Trong kinh doanh mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng chủ yếu sử dụng nghiệp vụ mua bán giao ngay. Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, hoán đổi ít phát sinh do khách hàng không có nhu cầu đối với các nghiệp vụ này.

▪ Nguồn ngoại tệ mua vào của chi nhánh chủ yếu bán cho Sở Giao dịch Agribank Việt Nam, bán cho doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số bán ngoại tệ. Điều này cho thấy doanh số thanh toán hàng nhập của chi nhánh không cao, vì thanh toán hàng nhập doanh nghiệp thường phải mua ngoại tệ từ ngân hàng để thanh toán tiền hàng, trừ những doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng nhập và xuất khẩu hàng hóa (nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) thì có thể cân đối được nguồn ngoại tệ.

▪ Nguồn vốn ngoại tệ USD huy động của chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ đối với khách hàng xuất khẩu.

▪ Chính sách marketing về phát triển khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên.

61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng hoạt động KDNT của Agribank Vĩnh Long phát triển nhanh nhưng chưa ổn định qua từng năm. Tuy nhiên giao dịch mua bán giao ngay vẫn chiếm đa số trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Lợi nhuận do hoạt động KDNT đem lại tuy chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu của ngân hàng, nhưng lợi nhuận ngày càng tăng qua các năm. Rủi ro trong hoạt động KDNT được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, hoạt động KDNT tại Agribank Vĩnh Long còn những hạn chế nhất định về khách hàng, sản phẩm…

Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Vĩnh Long sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho Agribank Vĩnh Long trong KDNT.

62

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK VĨNH LONG

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Mục tiêu chung của Agribank hiện tại và trong tương lai là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển

63

dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.

Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, phấn đấu đổi mới toàn diện và đạt các chỉ tiêu của ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao phó trong từng thời kỳ cụ thể.

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank Việt Nam Agribank Việt Nam

Thứ nhất, Xây dựng cơ chế tài chính, chiến lược, định hướng hợp tác quốc tế để Agribank tăng cường quan hệ hợp tác, tham gia các hiệp hội quốc tế, thu hút nguồn vốn nước ngoài, tăng cường quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng và thỏa thuận hợp tác mang lại nhiều lợi ích, ưu đãi cho Agribank.

Thứ hai, Mở rộng khai thác nguồn vốn ngoại tệ, đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng giao dịch.

Thứ ba, Xây dựng chính sách khách hàng xuất nhập khẩu, nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ và góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ tư, Xây dựng chiến lược phát triển thanh toán biên mậu phù hợp với từng khu vực thị trường: Thị trường Trung quốc, thị trường Lào và thị trường Campuchia.

Thứ năm, Xây dựng chiến lược phát triển kiều hối, đặc biệt chú trọng dịch vụ chuyển tiền qua kênh ngân hàng, tận dụng thế mạnh về mạng lưới ngân hàng đại lý;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)