Agribank Việt Nam
Thứ nhất, Xây dựng cơ chế tài chính, chiến lược, định hướng hợp tác quốc tế để Agribank tăng cường quan hệ hợp tác, tham gia các hiệp hội quốc tế, thu hút nguồn vốn nước ngoài, tăng cường quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng và thỏa thuận hợp tác mang lại nhiều lợi ích, ưu đãi cho Agribank.
Thứ hai, Mở rộng khai thác nguồn vốn ngoại tệ, đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng giao dịch.
Thứ ba, Xây dựng chính sách khách hàng xuất nhập khẩu, nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ và góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Thứ tư, Xây dựng chiến lược phát triển thanh toán biên mậu phù hợp với từng khu vực thị trường: Thị trường Trung quốc, thị trường Lào và thị trường Campuchia.
Thứ năm, Xây dựng chiến lược phát triển kiều hối, đặc biệt chú trọng dịch vụ chuyển tiền qua kênh ngân hàng, tận dụng thế mạnh về mạng lưới ngân hàng đại lý; Nghiên cứu tham gia cộng đồng chuyển tiền Eurogiro; Ký thỏa thuận chuyển tiền với các công ty của Đài Loan, Nhật và với một số đối tác tại thị trường Đông Âu để hợp tác chuyển tiền kiều hối từ các thị trường này về Việt Nam.
Thứ sáu, Xây dựng chương trình quảng bá tiếp thị hoạt động kinh doanh ngoại hối một cách tổng thể có gắn với các sản phẩm dịch vụ khác.
Thứ bảy, Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế qua khai thác sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng đại lý; triển khai áp dụng các sản phẩm phái sinh trong hoạt động
64
KDNT thông qua việc ký kết thỏa thuận khung ISDA với một số ngân hàng đại lý có nhiều giao dịch mua bán ngoại tệ, như: Giao dịch hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo (CCS - Cross Currency Interest Rate Swap), Giao dịch hoán đổi lãi suất (IRS - Interest Rate Swap) cho phép chuyển đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại mà không thay đổi các điều kiện khác của giao dịch gốc.
Thứ tám, Nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.