Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long là Chi nhánh loại I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Năm 1988, Thực hiện Nghị định 53/HĐBT-NĐ ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/10/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NH5 đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn4.
34
Tháng 10/1988 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Cửu Long được thành lập trên cơ sở bộ máy tổ chức từ Ngân hàng nhà nước tỉnh Cửu Long với bộ máy tổ chức gồm 01 trung tâm và 12 huyện.
Thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tháng 3/1992 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Vĩnh Long được tách từ ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Cửu Long, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Hội đồng Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
Đến 31/12/2014 Agribank duy trì quan hệ đại lý với 966 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, duy trì 45 tài khoản Nostro và 20 tài khoản Vostro phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank.
Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tích lũy được rất nhiều bài học và kinh nghiệm, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả nổi bật. Qua quá trình hoạt động, hiện nay cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đã ổn định. Toàn chi nhánh có tổng số 364 cán bộ. Mạng lưới đến nay gồm 01 Hội sở và 09 Chi nhánh loại III và 28 Phòng giao dịch trực thuộc.
35
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Agribank chi nhánh Vĩnh Long
- Phòng Kiểm Tra Kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực, mọi thời điểm nhằm bảo đảm an toàn tài sản của Ngân hàng.
- Phòng Hành chính Nhân sự: Quản lý cán bộ - đào tạo, hành chính, phân bổ cán bộ trong cơ quan dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Huy động mọi nguồn vốn của dân cư, tổ chức kinh tế. Thực hiện hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trực thuộc trình Trung ương phê duyệt. Thanh toán bù trừ qua ngân hàng Nhà nước, chi trả kiều hối trực tiếp, quản lý tài sản của khách hàng, hạch toán chi tiêu nội bộ, hạch toán kết quả kinh doanh của ngân hàng sau từng thời kỳ. Thu chi tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Dịch vụ và Market- ing Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Điện Toán Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Tín dụng
Các chi nhánh loạiIII IIiIIIIII Các Phòng giao dịch
36
- Phòng Tín dụng: Cho vay các tổ chức kinh tế đối với các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế; cho vay tư nhân, hộ gia đình: cho vay phục vụ cho các đối tượng thành phần kinh tế là tư nhân, hộ gia đình, cho vay sinh viên, cho vay tiêu dùng…
- Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện nghiệp vụ thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định.
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại III.
- Phòng Kinh doanh Ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua - bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định, thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT, dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nước ngoài.
- Phòng Điện toán: Quản trị hệ thống mạng, tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh; Quản lý, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc, thiết bị tin học.
2.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, mục tiêu kinh doanh doanh
Sứ mệnh
Agribank là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tầm nhìn
Agribank phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại, “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
37 Giá trị cốt lõi
“Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”. Triết lý kinh doanh
“Mang phồn thịnh đến khách hàng” (Bring Prosperity to Customers).
Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ, hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng. Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất, kinh doanh5.
2.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI AGRIBANK VĨNH LONG AGRIBANK VĨNH LONG
Bảng 2.1: Quy định về các giao dịch các chi nhánh của Agribank Việt Nam được phép thực hiện
Đầu cơ Giao dịch với khách hàng Giao dịch với tổ chức kinh tế Giao dịch với liên ngân hàng trong nước Giao dịch với liên ngân hàng ngoài nước
Sở giao dịch Được phép Được phép Được phép Được phép Được phép
Chi nhánh Không Được phép Được phép Được mua/
Không được bán
Không
Nguồn: Quy trình thực hiện hoạt động KDNT của Agribank
5 Nguồn: Cẩm nang văn hóa Agribank
38
Bảng 2.2: Quy định về các hoạt động KDNT các chi nhánh của Agribank Việt Nam được phép thực hiện
Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế Tổ chức khác, cá nhân
Giao ngay Được mua Được phép Được phép
Kỳ hạn Được mua Được phép Được phép
Hoán đổi Không Được phép Không được phép
Quyền chọn Không Phải xin phép Không được phép
Giao dịch ngoại
hối khác Không Không Không
Nguồn: Quy trình thực hiện hoạt động KDNT của Agribank
Agribank Vĩnh Long thực hiện quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 2008/NHNo-QHQT ngày 16/12/2005 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam. Hiện tại, thực hiện Quyết định số 456/QĐ-NHNo-ĐCTC Về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ giao dịch hối đoái của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam ngày 15/5/2014, Agribank Việt Nam cung cấp cho khách hàng bốn sản phẩm hối đoái: Giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi và giao dịch quyền chọn tiền tệ. Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn chỉ được thực hiện khi có văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam.
Đối với các Chi nhánh loại I, Chi nhánh loại II và chi nhánh loại III được phép thực hiện TTQT trực tiếp, trong đó có Agribank Vĩnh Long (Chi nhánh loại I) thì chỉ cung cấp cho khách hàng ba sản phẩm hối đoái: Giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi. Giao dịch quyền chọn chi nhánh chưa thực hiện.
Giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện như điện thoại, fax, mạng Reuters, mạng nội bộ, trực tuyến (realtime), điện tử, internet. Điện thoại dùng cho các giao dịch hối đoái trong hệ
39
thống Agribank phải có chức năng ghi âm để có thể lưu trữ và sử dụng khi cần thiết theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính Agribank Việt Nam là đầu mối cân đối và điều hòa nguồn ngoại tệ cho Agribank; thực hiện mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước và nước ngoài để kinh doanh; mua bán ngoại tệ với chi nhánh để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo thanh khoản hệ thống.
Các chi nhánh không được mua, bán ngoại tệ với nhau trừ ngoại tệ là đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam hoặc giữa chi nhánh trực thuộc với chi nhánh quản lý trực tiếp. Chi nhánh không được bán USD cho các Định chế tài chính khác.
2.3 CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK VĨNH LONG DOANH NGOẠI TỆ TẠI AGRIBANK VĨNH LONG
Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó không thể phủ nhận mối quan hệ giữa kinh doanh mua bán ngoại tệ với các hoạt động kinh doanh đối ngoại khác của Ngân hàng. Cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Ngược lại, chính nhờ nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ giúp cho các hoạt động này diễn ra thuận lợi và thúc đẩy chúng phát triển. Mua bán ngoại tệ chính là một phần trong toàn bộ quy trình cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Ngoài ra còn có nghiệp vụ chi trả kiều hối, mua ngoại tệ mặt cũng làm tăng doanh số mua ngoại tệ.
2.3.1 Thanh toán quốc tế
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thanh toán quốc tế sẽ gắn liền với nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng và ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu đó. Ngược lại, kinh doanh mua bán ngoại tệ sẽ góp phần thực hiện tốt thanh toán quốc tế cho khách hàng.
Hội sở Agribank Vĩnh Long và chi nhánh loại III: Chi nhánh Thành phố Vĩnh Long được phép thực hiện thanh toán quốc tế bao gồm các nghiệp vụ: phát hành L/C, chiết khấu, nhờ thu hàng nhập, hàng xuất, thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài… theo Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của Tổng Giám đốc Agribank
40
Việt Nam về việc Ban hành Quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống Agribank. Hiện tại, thực hiện theo Quyết định số 448/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 13/05/2014 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam về ban hành Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 - 2014
Đơn vị tính: Nghìn USD
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh số thanh toán hàng xuất 2.134 987 2.410 5.242 5.258 Doanh số thanh toán hàng nhập 678 1.065 1.594 1.644 1.888
Tổng Doanh số TTQT 2.812 2.052 4.004 6.886 7.146
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Vĩnh Long năm 2010 đến 2014
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT năm 2010 - 2014
Đơn vị tính:%
CHỈ TIÊU 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013
Tăng trưởng DS hàng xuất -53,7 144,2 117,5 0,3
Tăng trưởng DS hàng nhập 57,1 49,7 3,1 14,8
Tăng trưởng DS TTQT -27 95,1 72 3,8
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Vĩnh Long năm 2010 đến 2014
Doanh số thanh toán quốc tế năm 2011 giảm 27% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 lại tăng trưởng 95% so năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng trưởng cao 72% so với năm 2012. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng chậm lại chỉ đạt 3,8%. Tuy vậy, năm 2014 doanh số thanh toán quốc tế đã tăng 2,5 lần so với năm 2010. Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng cao qua các năm nhưng quy mô còn nhỏ, thị phần TTQT năm 2014 chiếm 11,4%/Tổng doanh số TTQT của các NHTM trên địa bàn.
Do đặc thù, Agribank là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Agribank Việt Nam đã ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu gạo, nông sản... Để tạo thuận lợi cho các chi nhánh thực hiện
41
chính sách tài trợ hàng xuất, đặc biệt ở những địa phương không có cảng quốc tế thì chi nhánh tài trợ khách hàng xuất khẩu được thỏa thuận với chi nhánh khác (chi nhánh phục vụ) trong hệ thống Agribank để xử lý và đòi tiền bộ chứng từ thanh toán theo phương thức Nhờ thu hoặc Tín dụng chứng từ (L/C)6.
Chi nhánh có những khách hàng lớn kinh doanh mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo. Các doanh nghiệp này được Agribank Vĩnh Long cho vay ngoại tệ USD ưu đãi xuất khẩu, thu mua gạo tạm trữ theo chủ trương của chính phủ. Sau khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán hàng xuất từ ngân hàng nước ngoài ở chi nhánh phục vụ, sẽ chuyển tiền về Agribank Vĩnh Long để trả nợ vay USD. Vì vậy, doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh có quy mô không cao.
2.3.2 Nghiệp vụ cho vay ngoại tệ
Hoạt động cho vay ngoại tệ của Agribank Vĩnh Long được thực hiện theo quyết định số 531/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 09/5/2008, QĐ 1801/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 10/12/2010, QĐ 680/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 09/05/2011, QĐ 760/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 02/5/2012 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú, QĐ số 263/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 01/4/2013 và quyết định 03/QĐ-HĐTV-KHDN ngày