29
Barings là ngân hàng đầu tư lâu đời nhất, danh tiếng và rất có uy tín tại Anh, được thành lập năm 1762. Barings có uy tín tới nỗi Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng là một trong những khách hàng truyền thống của ngân hàng này. Tuy nhiên, một biến cố lớn đã xảy ra với Barings khi Nick Lesson, Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore bỏ trốn vào năm 1995. Lesson đã dùng 1,3 tỉ USD vốn của ngân hàng đáng lẽ được sử dụng cho các dự án trong tương lai vào đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại Thị trường chứng khoán Tokyo. Nick Leeson thực hiện phái sinh trên thị trường chứng khoán quốc tế có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủi ro. Năm đó tại Nhật Bản, hàng loạt các dự án xây cất với những giá trị rất lớn đã được chính phủ Nhật bản thông qua và thực hiện. Nick cho rằng sự kiện này sẽ gắn liền với việc tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn trung hạn và dài hạn. Các công ty nhà thầu xây dựng sẽ làm ăn phát đạt, cổ phiếu địa ốc có giá và rất nhiều cơ hội với nhóm này. Kỳ vọng sẽ thu lợi nhuận trong một thời gian ngắn, Nick dồn tiền cá nhân và mượn một khoản tiền của Bearing Bank Hong Kong để mua một số chứng khoán và số lượng rất lớn option của các lĩnh vực Nick kỳ vọng - Có liên quan đến bất động sản của các dự án đang định xây cất mới tại Nhật Bản. Trận động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản cùng năm đó đã đã xóa đi tất cả, Nick Lesson thua hết số tiền 1.3 tỉ USD chơi chứng khoán - tương đương với khoản lợi nhuận Barings tích luỹ hàng năm. Nick Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, đây là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng.
Bài học từ Barings Bank là minh chứng rõ nhất của việc chuyển một phần hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Theo đánh giá của các nhà phân tích thì việc này có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của toàn quốc gia, sự kiểm soát các hoạt động tài chính sẽ khó thực hiện. Độ rủi ro tài chính của các ngân hàng tăng cao và quản lý nhà nước đối với các ngân hàng sẽ không thực hiện được, bởi vì các cơ quan chức năng của Anh không thể can thiệp vào công việc làm ăn của các công ty Singapore hay của các quốc gia khác.
Từ Barings, nhiều ngân hàng khác cần thấy rằng sẽ rất mạo hiểm nếu chỉ vì những lợi ích trước mắt để chuyển bớt hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Điều này tuy nhiều doanh nghiệp đã thực hiện rất thành công nhưng đối với các ngân hàng thì cần phải xem xét kỹ bởi xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh tiền tệ của
30
mình, ngân hàng cần có những chiến lược cẩn trọng để hạn chế tối đa mọi rủi ro trong kinh doanh.
Khi Lesson bỏ trốn và sự việc bị tiết lộ, toàn bộ khách hàng của Barings đã rút tiền, dẫn tới việc ngân hàng phải tuyên bố phá sản vào ngày 26/2/1995 3. Đây được coi là sự kiện không chỉ chấn động hệ thống ngân hàng Anh mà còn được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới lấy đó làm bài học kinh nghiệm:
(a)Sự tách biệt bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát (b)Sự tham gia của các nhà quản lý cấp cao
(c)Nguồn vốn thích hợp
(d)Quy trình kiểm soát lỏng lẻo (e)Thiếu giám sát