Hiện nay, hầu hết các NHTM và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng chủ yếu USD trong mua bán, cho vay, huy động, dự trữ và TTQT. Tâm lý sùng bái đồng đô la đã từng gây khó khăn trong việc huy động nguồn ở các NHTM, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng không muốn bán cho ngân hàng. Khi tỷ giá USD/VND thay đổi theo hướng tăng, dân cư thường có tâm lý lo đồng nội tệ mất giá, có thể sẽ rút tiền tiết kiệm nội tệ mua ngoại tệ gửi ngân hàng hoặc cất trữ chờ tỷ giá tiếp tục tăng để bán kiếm lời chênh lệch tỷ giá, điều này càng làm tỷ giá biến động thêm…
USD là một loại ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nó không phải là ngoại tê mạnh duy nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Thực tế thì vẫn có các loại ngoại tệ như EUR, GBP, JPY, AUD,… được sử dụng trong giao dịch nhưng USD vẫn là ngoại tệ chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động KDNT, cũng như trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của ngân hàng.
Để đa dạng hóa các loại ngoai tệ kinh doanh, ngân hàng phải tính đến nhu cầu về loại ngoại tệ của khách hàng. Trong khi hiện nay, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp chủ yếu là đô la Mỹ nhưng ngân hàng lại nắm giữ các loại ngoại tệ khác không kinh doanh được thì có lãi hay không để tiếp tục hoạt động của mình. Ngân hàng cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các ngoại tệ mạnh trong thanh toán, điều này sẽ dần xóa bỏ ưu thế của USD, giúp ngân hàng cơ cấu lại tỷ lệ ngoại tệ nắm giữ.
Một số đồng tiền có sự biến động về tỷ giá rất lớn, trong khi một số đồng tiền khác lại có sự biến động ít hơn. Điều này đặt ra yêu cầu muốn kinh doanh đa dạng hoá các loại ngoại tệ đòi hỏi phải nắm vững diễn biến tỷ giá trên thị trường, phân tích xu hướng tỷ giá để tư vấn cho khách hàng kịp thời, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong KDNT.