Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong KDNT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 84 - 85)

Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro.Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng.

Trong kinh doanh ngoại tệ, rủi ro về tỷ giá hối đoái có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do là khi một ngoại tệ nào đó dư thừa hoặc thiếu. Khi ngoại tệ đó lên giá thì trạng thái ngoại tệ thừa sẽ có lợi, còn nếu trạng thái âm thì bị lỗ. Trong quá trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ này luôn thay đổi nên ngân hàng luôn có khả năng gặp phải rủi ro do thay đổi tỷ giá. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện nguyên tắc mua đủ bán hết, nhưng cũng cần linh hoạt điều chỉnh mức trạng thái ngoại tệ tối ưu, ít rủi ro nhất nhưng phải có hiệu quả, bởi nếu chỉ duy trì trạng thái ngoại tệ ở điểm cân bằng thì có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi không có đủ ngoại tệ cho nhu cầu đột xuất của khách hàng. Mức trạng thái ngoại tệ tối ưu này phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, vào doanh số kinh doanh thường kỳ của ngân hàng.

Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá của ngoại tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường mức độ rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ và đối với danh mục ngoại tệ là cơ sở để ngân hàng đưa những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhằm giảm bớt thiệt hại.

74

Nguyên nhân những biến động lớn của tỷ giá các đồng tiền là do mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, do biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá.

Ngân hàng cần sử dụng nhiều hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái gồm các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, hợp đồng quyền chọn. Đối với nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn còn chịu rủi ro lãi suất.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cũng như cơ cấu tổ chức của bộ phận KDNT có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động KDNT. Cơ cấu tổ chức giữa các bộ phận có liên quan với hoạt động KDNT hợp lý sẽ giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Quy định các thủ tục nội bộ về KDNT, nội dung bao gồm các quy định về việc phân tách nhiệm vụ rõ ràng giữa bộ phận giao dịch (Dealing Room) và bộ phận Back Office, các quy định về giờ giao dịch, về các chỉ dẫn thanh toán, việc xác minh và kiểm soát nội bộ. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi nhân viên trong quá trình tác nghiệp sẽ giúp phòng tránh và giảm thiểu những rủi ro. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong quy trình quản trị rủi ro sẽ làm hiệu quả giám sát nâng cao và đem lại kết quả tốt hơn trong quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 84 - 85)