Đặc điểm tâm lý của sinh viên:
Sinh viên là người đang học tập tại các trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH), cao học, nghiên cứu sinh. Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “Students” có nghĩa là người học tập, làm việc tìm kiếm tri thức.
Ở Việt Nam, khái niệm sinh viên dùng để chỉ những người học cao đẳng, đại học. Họ có những đặc điểm tâm lý sau:
- Sự phát triển nhận thức của sinh viên: sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh làm cho hoạt động nhận thức của sinh viên nhanh và mạnh, hoạt động nhận thức của họ luôn phải đi liền với tính tự giác, chủđộng cao.
- Sự phát triển về nhân cách: khi bước sang tuổi sinh viên, sự phát triển về nhân cách của sinh viên vẫn tiếp tục tiếp nối sự phát triển của tuổi 17,18 để hoàn thiện xu hướng nghề nghiệp mà họ đã chọn. Do yêu cầu học tập và rèn luyện đòi hỏi sự tự lập cao nên tính tự chủ và ý thức trách nhiệm đối với công việc của sinh viên được nâng cao.
30
- Sự phát triển tự ý thức: cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của họ cũng phát triển hoàn thiện hơn thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, sinh viên sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân hơn.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm: đa số sinh viên tại các trường CĐ, ĐH có độ tuổi từ 18 – 25. Thế giới xúc cảm, tình cảm của họ biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày, phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm.
- Sự phát triển định hướng giá trị của sinh viên: do tác động của kinh tế thị trường các giá trị truyền thống đã ít nhiều thay đổi họ hướng vào bản thân nhiều hơn, định hướng giá trị của sinh viên có sự phát triển phong phú, đa dạng.
Tóm lại, sinh viên là lớp trẻ có vốn kiến thức khoa học cơ bản, là những người có sự trưởng thành về thể chất và tinh thần. Năng lực nhận thức của sinh viên phát triển mạnh mẽ và luôn có khát vọng vươn lên với mục đích hoàn thiện bản thân và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Như vậy, qua những đặc điểm tâm lý của sinh viên có thể rút ra rằng: họ có nhu cầu tích lũy kinh nghiệm sống cũng như kiến thức từ những người xung quanh và sách là một đối tượng có thểđáp ứng tốt nhu cầu này. Cũng chính vì thế sinh viên thường tìm đến sách đểđáp ứng nhu cầu về kiến thức xã hội cũng như kiến thức phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Sách cũng giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giải trí cũng như nuôi dưỡng cảm xúc hoàn thiện nhân cách của sinh viên.
Bên cạnh đó hoạt động cơ bản của sinh viên là hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị xã hội. Chính vì thế yêu cầu đặt ra là sinh viên phải sử dụng nhiều tài liệu, sách vở ngoài những bài giảng của giảng viên. Có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức vô giá mà sinh viên cần tìm đến.
Mặt khác, sách không phải là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu về sách đứng sau hàng loạt các nhu cầu thiết yếu khác của con người, do vậy khách hàng chỉ mua sách khi những nhu cầu trước đó của họ đã được đáp ứng, đó chính là lí do tại sao sách là mặt hàng thứ yếu.
Qua một số đặc điểm tâm lý của sinh viên đồng thời kết hợp với đặc điểm của khách hàng khi mua sắm nói chung có thể kết luận một sốđặc điểm của sinh viên khi mua sách như sau:
31
- Khách hàng thường mua với số lượng ít nhưng số lượt mua nhiều, chính vì thế họ quan tâm tới sự thuận tiện khi mua sách. Ví dụ: địa điểm, phương thức thanh toán, cách thức mua hàng…
- Khách hàng thường bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi hoặc bởi các sự kiện liên quan tới mặt hàng sách hay tác giả mà họ đang quan tâm.
- Người mua sách thường phải có kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định, hay tối thiểu là họ phải biết chữ.
- Cũng như khách hàng của những mặt hàng khác, người mua sách muốn được phục vụ tận tình chu đáo, đồng thời họ muốn tự do trong lựa chọn, mua sắm.
- Là đối tượng chưa tạo ra thu nhập nên giá cả chính là vấn đề quan tâm của sinh viên khi mua sách.