Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng mua sách của sinh viên tại TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model - TAM) của Davis & ctg (1989) là mô hình được xây dựng trên nền tảng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được sử dụng để giải thích ý định thực hiện hành vi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. TAM cho rằng hai yếu tố: nhận thức về tính hữu dụng (Perceive Usefulness - PU) và nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (Perceive Ease of Use - PEU) liên quan mật thiết đến hành vi chấp nhận của người tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụtrong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong đó nhận thức về tính hữu dụng (PU) được hiểu là xác suất chủ quan của người sử dụng tin rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽlàm tăng hiệu quả/năng suất làm việc của họđối với một công việc cụ thể.

Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) là xác suất chủ quan của người sử dụng mong đợi họ sẽ dễ dàng (tức không cần nỗ lực) khi sử dụng hệ thống.

Cũng như TRA, TAM thừa nhận rằng việc chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin được quyết định bởi ý định sử dụng (BI). Khác với TRA, TAM cho rằng BI được quyết định bởi thái độ hướng đến sử dụng (Attitude - A) dưới tác động của hai yếu tố là nhận thức về tính hữu dụng (PU) và nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PEU). Hơn nữa, người có ý định sử dụng nhận thức về tính hữu dụng (PU) và nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (PEU) của sản phẩm, dịch vụnhư thế nào là phụ thuộc

14

vào tác nhân bên ngoài (như: chất lượng hệ thống, dịch vụ lắp đặt, dịch vụ đào tạo, hoặc các khái niệm khác nhau trong hệ thống sử dụng) với tư cách là thế giới quan ảnh hưởng lên nhận thức của người đó. Vì thế, mô hình chấp nhận công nghệ có thểđược mô phỏng như sau (Hình 2.6).

Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

(Nguồn: Davis, 1989)

Mô hình TAM ít được sử dụng phổ biến hơn mô hình TRA và TPB, vì chủ yếu áp dụng cho việc kiểm tra hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, theo Legris và cộng sự(2003), mô hình TAM đã dự đoán thành công 40% việc sử dụng sản phẩm theo một hệ thống mới. Mô hình TAM được mô phỏng vào TRA, được công nhận rộng rãi là một mô hình tin cậy và căn bản trong việc lựa chọn mô hình hóa việc chấp nhận một hệ thống công nghệ của người sử dụng.

Hạn chế mô hình TAM:

Thứ nhất, thực tế tính dễ dàng sử dụng (PEU) liên quan đến việc kiểm soát hành vi bên trong như kỹ năng và sức mạnh ý chí. Tuy nhiên, TAM chưa thể hiện được sự liên quan đến việc kiểm soát hành vi bên ngoài như thời gian, cơ hội và hợp tác của người khác (Mathieson, 1991).

Thứ hai, thực tế văn hóa có ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình TAM chưa giải thích được sự tham gia của các yếu tốvăn hóa, xã hội cần thiết liên quan đến ý định sử dụng (Mathieson, 1991).

Niềm tin (Thành phần nhận thức) Thái độ (Thành phần cảm tính) Thành phần hành vi Biến bên ngoài Nhận thức tính hữu dụng Nhận thức tính dễ sử dụng Thái độhướng đến sử dụng Dựđịnh sử dụng Sử dụng hệ thống thật sự

15

Thứ ba, trong khi mô hình TPB là một mô hình mở linh hoạt bổ sung các biến cần thiết (Ajzen, 1991). So với khả năng áp dụng, TAM còn hạn chế và thiếu linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau ngoài công nghệ thông tin. Chính vì vậy, Davis (1989) thừa nhận rằng mô hình của ông cần “tiếp tục nghiên cứu về tính tổng quát hóa bằng các phát hiện mới”.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng mua sách của sinh viên tại TP hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)